|
Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014
FESTIVAL ĐỜN CA TÀI TỬ QUỐC GIA LẦN I- BẠC LIÊU 2014- TẦM Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
THƯ VIỆN HUYỆN MANG THÍT TỔ CHỨC NGÀY HỘI INTERNET
Nằm trong chuỗi hoạt động triển khai
dự án thí điểm “ Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công
cộng tại Việt Nam”
do Quỹ Bill & Melinda Gates ( Hoa Kỳ) tài trợ. Sáng ngày 24/4/2014 tại Thư
viện huyện Mang Thít đã tổ chức khai mạc
ngày Hội Internet cho Thanh niên, Phụ nữ và các em học sinh trên địa bàn huyện.
Đến tham dự ngày Hội Internet có Ông
Nguyễn Thành Tâm Phó Chủ tịch UBND huyện, Bà Đỗ Thị Thạch Giám đốc Thư viện
Tỉnh, Bà Dương Thị Ngọc Lệ Phó Giám đốc Thư viện Tỉnh, đại diện các cơ quan ban
ngành trong huyện, cùng với khoảng 100 em học sinh của hai trường Trung học cơ
sở Thị Trấn Cái Nhum và Trung học phổ thông Nguyễn Văn Thiệt .
Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014
SẲN SÀNG ĐÊM NGHỆ THUẬT GIỚI THIỆU CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA SG TRỌNG NGUYỄN VÀ SG YÊN LANG
|
Là
một trong 21 hoạt động chính trong Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ
nhất – Bạc Liêu 2014, Chương trình nghệ thuật giới thiệu các tác phẩm tiêu
biểu của SG Trọng Nguyễn và SG Yên Lang sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày
24/4/2014 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bạc Liêu, hứa hẹn sẽ mang lại cho khán
giả mộ điệu nhiều điều thú vị, độc đáo.
|
Chương
trình đặc sắc, mãn nhãn khán giả mộ điệu
Chương
trình nghệ thuật giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của SG Trọng Nguyễn
và SG Yên Langđược dàn dựng dưới hình thức sân khấu hóa với sự tham gia của
các nghệ sĩ tài danh tái diễn trích đoạn một số vở cải lương đi vào lòng
người và một số bài vọng cổ nổi tiếng của hai soạn giả Trọng Nguyễn, Yên
Lang. Trong đêm diễn, khán giả cũng được mãn nhãn với các hoạt cảnh về hành
trình khai phá và hình thành nên mảnh đất quê hương hiền hòa, mến khách; Bạc
Liêu khởi sắc đi lên từ văn hóa với hình ảnh điện gió, phố thị khang trang,
mọi người hân hoan chào đón Festival ĐCTT cấp quốc gia. Ngoài ra, khán giả mộ
điệu sẽ được giới thiệu về quá trình phát triển bài Dạ cổ Hoài lang đi từ
nhịp 2 tới nhịp 32 và trở thành bài ca vua trong các làn điệu của sân khấu
cải lương; những đóng góp của người Bạc Liêu cho sân khấu cải lương qua nhiều
bài bản khác.
SG Trọng Nguyễn, Yên Lang (thứ 3,4 bên trái sang) trò chuyện
cùng lãnh đạo tỉnh
và giới văn nghệ sĩ tỉnh nhà. Ảnh: www.baclieu.gov.vn
Kịch
bản sâu sắc, lời ca đi vào lòng người
Khi
nhắc đến các tác phẩm: Giọt máu oan cừu, Bóng biển, Rừng thần, Hãy
tha lỗi cho em…khán giả mộ điệu không thể nào quên cái tên “Trọng
Nguyễn”. Soạn giả Trọng Nguyễn, tên
thật là Nguyễn Phú Xuân, sinh ra trong gia đình có 6 người con nhưng không có
truyền thống nghệ thuật. Ông từng giữ các chức vụ: Ủy viên BCH Hội NSSK Việt
Nam, Liên Chi hội trưởng Chi hội sân khấu ĐBSCL. Ông
cũng là diễn viên của đoàn Văn Công tỉnh Cà Mau và đoàn Văn Công Khu Tây Nam
Bộ trước đây. Ngoài hơn 20 vở cải lương, ông còn sáng tác khoảng 200 bài vọng
cổ như: Ơn đảng; Chợ mới; Giọt sữa cuối cùng; Bạc Liêu ngày ấy; Quê anh, quê
em; Mỹ Tho mùa trăng bến hẹn; Bên sông vàm cỏ; Đò chiều Tô Châu…Trong đêm
diễn, khán giả sẽ được sâu lắng trong những lời ca trữ tình, ngọt ngào của
các nghệ sĩ Ngọc Đợi, Võ Minh Lâm, Vũ Luân, Ngọc Hoa...thể hiện một số bài
vọng cổ của soạn giả Trọng Nguyễn.
Khi
được hỏi tác phẩm yêu thích trong các tác phẩm đã sáng tác, soạn giả Trọng
Nguyễn tâm sự:mỗi tác phẩm đều có nét riêng, rất khó để nói thích vở nào,
bài nào; Đối với công chúng thì sẽ lựa chọn thích bài này, thích bài khác,
nhưng chính mình sinh nó ra nên bài nào mình cũng quý, cũng thích. Nhưng
có lẽ trong lòng khán giả mộ điệu, dù thời gian có bao lâu và trong hoàn cảnh
nào thì những đứa con tinh thần của ông đều được đón nhận
một cách trân trọng.
Trong
đêm diễn, khán giả mộ điệu cũng sẽ được xem lại trích đoạn vở cải lương “Đêm
lạnh chùa hoang”. Đây là một trong các vở cải lương nổi tiếng trước năm 1975
của SG Yên Lang, khiến hàng triệu khán giả mộ điệu sân khấu cải lương thổn
thức.
SG
Yên Lang tên thật là Nguyễn Ngọc Thanh, sinh ra tại Giòng Me Cầu Kè, Bạc
Liêu. SG được biết đến trong lĩnh vực cải lương với nhiều kịch bản có tiếng
vang, đi vào lòng khán giả mộ điệu như: “Người phu khiêng kiệu cưới”, “Máu
nhuộm sân chùa”, “Đêm lạnh chùa hoang”, “Mùa thu trên Bạch Mã Sơn”,...và
nhiều kịch bản khác.
Trong
một chuyến về thăm quê hương Bạc Liêu, SG Yên Lang đã bày tỏ niềm vui, tự hào
trước sự thay đổi ngày càng đẹp của Bạc Liêu, đặc biệt là vui mừng trước nền
nghệ thuật sân khấu tỉnh nhà được quan tâm và ngày càng phát triển. Ông khẳng
định nền sân khấu cải lương của dân tộc ta là một loại hình nghệ thuật rất
độc đáo, phong phú, do đó cần duy trì, bảo tồn và phát huy để nền sân khấu
cải lương được phát triển bền vững. Đồng thời, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức, chuyên môn cho thế hệ trẻ kế thừa để có được nhiều kịch bản sân
khấu đi vào lòng người.
Với
những công lao đóng góp cho sự phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương nói
chung và sự nghiệp văn học nghệ thuật của tỉnh Bạc Liêu nói riêng, Chương
trình nghệ thuật giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của SG Trọng Nguyễn
và SG Yên Lang nhằm tri ân và ghi nhận công lao của hai soạn giả. Đồng
thời, hoạt động này cũng nhằm quảng bá về truyền thống văn hóa, nghệ thuật
của quê hương Bạc Liêu; giáo dục, động viên nhân dân tiếp tục phát huy thế
mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển sân khấu cải lương của
tỉnh nhà trong thời gian tới.
http://festivaldoncataituquocgia.baclieu.gov.vn
|
GẶP NGHỆ NHÂN XUẤT NGOẠI ĐÀN CA TÀI TỬ
Đó
là anh Dương Minh Khương, 1 trong 5 nghệ nhân được đại diện giới nghệ nhân cả
nước biểu diễn đờn ca tài tử (ĐCTT) tại Lễ hội Văn hóa Smithsonian tổ chức ở
Hoa Kỳ 6 năm trước.
|
Anh Dương Minh Khương (người bên trái). Ảnh: M.H
|
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5
Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ
niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tại Việt Nam, đây là một ngày mà mọi người dân
ai ai cũng được nghỉ ngơi, vui chơi không phải làm việc. Tuy vậy, không phải ai
cũng biết được lịch sử cũng như ý nghĩa trọng đại của ngày Quốc tế Lao động, nhất
là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X.
Trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động, vấn đề thời
gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864,
Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô
sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ)
tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ
quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước
Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các
nước khác.
Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014
VIDEO HIÊN TƯỢNG KỲ LẠ " MẶT TRĂNG MÁU"
(VIETNAM+)
Trong hai ngày 15-16/4, những người yêu thiên văn trên thế giới đã có cơ hội được chứng kiến hiện tượng "Mặt Trăng máu". Sự kiện này còn được gọi là tứ kỳ huyết nguyệt hay tứ kỳ nguyệt thực.
Trong khoảng 60 phút, Mặt Trăng dần bị Trái Đất che khuất và chuyển sang màu đỏ trước khi chìm trong bóng tối hoàn toàn.
Hiện tượng thiên văn kỳ thú trên được ghi nhận tại Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Australia, New Zealand, một số nước châu Âu và một số nước châu Phi./.
Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014
HỒI SINH NGỰ YẾN HOÀNG CUNG
Điểm nhấn của Đêm Hoàng cung tại Festival Huế 2014 lần này là chương trình Dạ nhạc tiệc
phục dựng lại buổi Ngự yến của vua Nguyễn dùng thết đãi các hoàng thân trong
chốn hoàng cung xưa.
ĐẶC SẮC LIÊN HOAN MÚA QUỐC TẾ TẠI HUẾ
Liên hoan Múa quốc tế 2014 quy tụ 8 đoàn nghệ thuật quốc tế và 16
đơn vị nghệ thuật trong nước, diễn ra từ ngày 14 - 18.4 tại TP.Huế.
Lần đầu
tiên liên hoan được tổ chức tại Việt Nam nhưng đã hội tụ nhiều đơn vị biểu diễn
múa tiêu biểu của các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hungary,
Philippines, Indonesia, Campuchia…
Nhiều
đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp Việt Nam như Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam; Nhà
hát ca múa nhạc Bông Sen TP.HCM; Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc; Trường
ĐH Văn hóa Nghệ thuật quân đội... đã mang đến liên hoan những tiết mục đặc sắc.
FESTIVAL HUẾ 2014- VĂN HÓA NĂM CHÂU HỘI TỤ VỀ MIỀN ĐẤT CỐ ĐÔ
(ĐSPL)
- Chiều 13/4, lễ khai mạc chương trình lễ hội đường phố với chủ đề "Di
sản và sắc màu văn hóa" đã diễn ra với sự kết hợp hài hòa giữa âm
nhạc và vũ điệu đặc sắc của các đoàn nghệ thuật đến từ các vùng đất Đông Á - Mỹ
La tinh, tạo nên sự gắn kết giữa nghệ sĩ và quần chúng.
Bằng sự
đồng điệu trong dòng chảy nghệ thuật là thứ ngôn ngữ không biên giới tạo nên
một ấn tượng cho hàng ngàn người dân, du khách. Chương trình sẽ diễn ra vào các
buổi chiều trên những tuyến đường chính của TP.Huế.
Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014
10 KỶ LỤC THẾ GIỚI LIÊN QUAN ĐẾN SÁCH
Để tôn
vinh ngày Sách thế giới năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Guiness Thế giới đã công bố 10
kỷ lục thế giới liên quan đến sách.
1-Nhà văn ít tuổi
nhất
Dorothy Straight
(Washington DC) đã viết cuốn tiểu thuyết How the World Began ở
tuổi lên 4 và được xuất bản vào năm 1962. Đây là cuốn sách do Pantheon Books ấn
hành và Straight luôn giữ vị trí người cầm bút trẻ nhất trong lịch sử các tác
giả có tác phẩm được xuất bản. Adauto Kovalski da Silva đã trở thành cây bút
nam ít tuổi nhất với cuốn sách Aprender é Fácil, được xuất
bản tháng 10/2005 khi tác giả này mới lên 5 tuổi.
QUY TẮC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ NGÀNH THƯ VIỆN - THÔNG TIN
Quy tắc
về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngành Thư viện - Thông tin
Lời nói
đầu: Bản quy tắc về đạo đức nghề nghiệp này được xem như các khuyến nghị về mặt
đạo đức mang tính định hướng cho các cán bộ thư viện - thông tin (TV-TT) và
cũng là cơ sở để các Hiệp hội thư viện xem xét khi xây dựng hoặc chỉnh sửa các
quy định của mình.
Bản quy tắc đạo đức này nhằm:
·
Khuyến khích việc xem xét các nguyên tắc mà cán bộ thông tin - thư viện dựa vào
đó đê xây dựng chính sách và xử lý tình huống.
·
Cải thiện năng lực tự nhân thức về nghề nghiệp.
·
Mang lại sự công khai, minh bạch cho người sử dụng và cả xã hội nói chung.
Bản quy tắc này không nhằm mục đích
thay thế những quy tắc hiện có hoặc hủy bỏ việc bắt buộc các tổ chức nghề
nghiệp phải xây dựng riêng cho mình các quy tắc thông qua quá trình nghiên cứu,
tư vấn và phối hợp soạn thảo. Không nhất thiết phải tuân thủ đầy đủ mọi quy
định của quy tắc này.
Bản quy tắc này được xây dựng dựa trên
sự tin tưởng rằng: Nghề thư viện, xét về bản chất, là một hoạt động đạo đức thể
hiện một phương pháp tiếp cận mang đậm giá trị tới công việc chuyên môn liên
quan đến thông tin.
Sự cần thiết trong hoạt động chia sẻ
các ý tưởng và thông tin trở nên quan trọng hơn trước sự phức tạp ngày càng gia
tăng của xã hội trong những thế kỷ gần đây và điều này tạo ra tiền đề phù hợp
cho các thư viện và thực tiễn hoạt động thư viện.
Vai trò của các cơ quan thông tin và
các cán bộ làm trong ngành thông tin- bao gồm cả thư viện và những người làm
trong các thư viện - trong xã hội hiện đại là hỗ trợ việc tối ưu hóa công tác
lưu trữ và miêu tả các thông tin, cho phép thực hiện việc truy cập thông tin.
Dịch vụ thông tin vì lợi ích an sinh xã
hội, lợi ích văn hóa và lợi ích kinh tế trở thành vần đề trọng tâm của nghề thư
viện và do đó, cán bộ thư viện đảm nhận trong trách xã hội.
Hơn nữa, niềm tin vào sự cần thiết mang
tính nhân bản trong việc chia sẻ thông tin và ý tưởng bao hàm việc công nhận
các quyền liên quan đến thông tin. Ý niệm về quyền con người, đặc biệt được thể
hiện trong Tuyên bố của liên hiệp quốc về Nhân quyền 1948, đòi hỏi tất cả chúng
ta công nhận, thừa nhận mọi người và tôn trọng quyền lợi của họ. Đặc biệt, điều
19 đề cập đến quyền tự do quan điểm, tự do biểu đạt và tự do truy cập thông tin
dành cho tất cả mọi người.
Điều 19 đã thể hiện rõ quyền được:
"tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin ý tưởng trên mọi phương tiện
truyền thông và phi biên giới" - điều này đã tạo nền tảng rõ ràng cho các
thư viện và thực tiễn của công tác thư viện hiện đại, tiến bộ. Trong rất nhiều
các bản báo cáo, tuyên ngôn, chính sách và các tài liệu nghiệp vụ của mình,
IFLA đã mở rộng nhận thức về công việc liên quan đến thông tin. Công việc này
tiềm ẩn trong đó ý niệm về các quyền thông tin và tầm quan trọng của chúng đối
với nghề nghiệp và xã hội nói chung. Sự nhấn mạnh về quyền thông tin cũng buộc
cán bộ TV-TT phải thực hiện việc đánh giá một cách có nguyên tắc các văn bản
pháp lý phù hợp và họ phải được chuẩn bị sắc sàng để thực hiện việc tham vấn,
cung cấp thông tin; ủng hộ việc cải thiện cả về nội dung lẫn công tác điều
hành, quản lý của pháp luật.
Các điều khoản của bản quy tắc đạo
đứcnày được xây dựng trên các nguyên tắc cốt lõi nêu trong lời mở đầu nhằm gợi
mở một số những đề xuất về việc thực hiện của các cán bộ trong ngành. IFLA nhận
thyas mặc dù các nguyên tắc cốt lõi này nên giữ vai trò trọng tâm trong bất kỳ
quy tắc tương tự nhưng cũng dần điều chỉnh các chi tiết cụ thể tùy thuộc vào
đực thù xã hội, giới chuyện môn hoặc cộng đồng mạng. Xây dựng bản quy tắc là
một chức năng thiết yếu của một hiệp hội nghề nghiệp, cũng như việc thể hiện
đạo đức là một điều cần thiết cho tất cả các ngành nghề. IFLA giới thiệu bản
quy tắc đạo đức nghề nghiệp đến tất cả các hội thành viên, các tổ chức và từng
cán bộ TV-TT vì các mục đích kể trên.
IFLA cam kết sẽ thực hiện việc chỉnh
sửa bản quy tắc này vào thời điểm thích hợp.
1. Tiếp cận thông tin
Nhiệm vụ cốt lõi của cán bộ TV-TT là
đảm bảo việc tiếp cận thông tin của tất cả mọi người nhằm mục đích phát triển
cá nhân, giáo dục, văn hóa, giải trí, hoạt động kinh tế và được tham gia một
cách chủ động vào nền dân chủ và tăng cường dân chủ.
Cán bộ TV-TT không áp dụng cách từ chối
và hạn chế việc tiếp cận đến các thông tin và ý tưởng, đặc biệt là qua sự kiểm
duyệt (nếu có) do các quốc gia, chính phủ, hoặc các tổ chức tôn giáo, các tổ
chức dân sự xã hội quy định.
Các cán bộ TV-TT cung cấp dịch vụ cho
công chúng nên cần thực hiện mọi nỗ lực đề người dân được tiếp cận tới các kho
tài liệu và các dịch vụ một cách miễn phí. Nếu phí thành viên và các chi phí
hành chính là bắt buộc, nên giữ ở mức thấp nhất có thể và cần tìm ra các giải
pháp mang tính thực tiễn để những người thiết thòi trong xã hội vẫn được đảm
bảo quyền lợi.
Các cán bộ TV-TT thực hiện việc quảng
bá và phổ biến rộng rãi về kho tài liệu và các dịch vụ thư viện để người sử
dụng hiện tại và người sử dụng tiềm năng nhận biết được sự tồn tại và tính hiện
hữu của chúng.
Cán bộ TV-TT sử dụng những cách hiệu
quả nhất để đưa được tài liệu đến tận tay người dùng. Để đạt được mục đích này,
họ phải đảm bảo rằng trang web của các thư viện và tổ chức thông tin khác tuân
thủ theo các chuẩn quốc tế về việc tiếp cận và truy cập mà không bị ảnh hưởng
bởi các rào cản.
2. Trách nhiệm đối với mỗi người dân và
toàn xã hội
Khi đề cập đến sự phân biệt đối xử và
thúc đẩy sự giảm trừ phân biệt đối xử, cán bộ TV-TT cần đảm bảo rằng các quyền
truy cập, tiếp cận thông tin đều không bị chối bỏ và các dịch vụ mang tính công
bằng cần được dành cho tất cả mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, quốc
tịch, thái độ chính trị, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, giới tính,
tài sản, trình độ học vấn, thu nhập, nguồn gốc, chủng tộc, tôn giáo.
Cán bộ TV-TT cần tôn trọng các dân tộc
thiểu số có ngôn ngữ riêng trên đất nước và tôn trọng quyền được tiếp cận thông
tin hiển thị bằng ngôn ngữ riêng của họ.
Cán bộ TV-TT thực hiện việc quản lý và
trình bày nội dung thông tin theo cách mà người sử dụng có thể tự chủ động tìm
kiếm thông tin mà họ cần. Cán bộ TV-TT giúp đỡ và hỗ trợ người sử dụng trong
việc tìm tin.
Cán bộ TV-TT cung cấp các dịch vụ để
phát triển các kỹ năng đọc. Họ tăng cường kiến thức thông tin cho mọi người bao
gồm khả năng xác định, định vị, đánh giá, tổ chức, tạo ra, sử dụng và truyền
đạt thông tin. Họ thúc đẩy việc sử dụng thông tin một cách có đạo đức, qua đó
giúp loại bỏ tình trạng đạo văn, các hình thức lạm dụng thông tin và sử dụng
thông tin một cách sai trái.
Cán bộ TV-TT tôn trọng việc bảo vệ trẻ
vị thành niên trong khi vẫn đảm bảo rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến các
quyền thông tin của người lớn.
3. Sự riêng tư, tính bảo mật và sự công
khai
Cán bộ TV-TT luôn tôn trọng sự riêng tư
cá nhân và việc bảo vệ các thông tin cá nhân được trao đổi giữa các cá nhân với
các cơ quan, tổ chức.
Mối quan hệ giữa thư viện và người sử
dụng là một dạng thức mang tính bảo mật, cán bộ TV-TT sẽ thực hiện các biện
pháp phù hợp để đảm bảo rằng thông tin của người sử dụng sẽ không bị phán tán
vượt ra ngoài khuôn khổ giao dịch ban đầu.
Cán bộ TV-TT sẽ hỗ trợ và tham gia vào
quá trình công khai hóa để các hoạt động của chính quyền, chính phủ và doanh
nghiệp đều được thực hiện công khai với sự giám sát của người dân. Cán bộ TV-TT
cũng nhận thức được rằng: vì lợi ích của toàn thể xã hội, các hành vi sai trái,
sự tham nhũng và tội ác cần được phơi bày bằng việc phá vỡ tính bảo mật do
những người làm nhiệm vụ tố giác thực hiện.
4. Truy cập mở và sở hữu trí tuệ
Mối quan tâm của các cán bộ TV-TT là giúp cho người sử dụng thư viện có được
khả năng tiếp cận thông tin và các ý tưởng tốt nhất có thể trên bất kỳ phương
tiện hoặc dạng thức nào. Điều này cũng bao gồm việc hỗ trợ cho các nguyên tắc
của truy cập mở, tài nguyên mở và giấy phép sự dụng mở.
Cán bộ TV-TT đều hướng đến mục đích: tạo điều kiện cho người sử dụng được tiếp
cận thông tin một cách công bằng, nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả.
Cán bộ TV-TT có trách nhiệm chuyên môn là ủng hộ cho các trường hợp ngoại lệ và
những trường hợp hạn chế liên quan đến những hạn định về bản quyền trong thư
viện.
Cán bộ TV-TT là đối tác của các tác giả, nhà xuất bản và các chủ thể sáng tạo
của các tác phẩm được luật bản quyền bảo hộ. Các cán bộ TV-TT công nhân quyền
sở hữu trí tuệ của các tác giả và sẽ thực thi các biện pháp để đảm bảo rằng
quyền của các tác giả được tôn trọng.
Các cán bộ TV-TT thay mặc cho người dùng tin thực hiện việc đàm phán những điều
khoản có lợi nhất trong việc sử dụng các tác phẩm và đảm bảo rằng: việc sử dụng
các tác phẩm này không nhất thiết phải bị cản trở theo các quy định của luật sở
hữu trí tuệ. Văn bản pháp luật của nhà nước cũng cần quy định rõ: việc cho phép
sử dụng các tác phẩm cũng cần tính đến những trường hợp ngoại lệ trong các thư
viện. Cán bộ TV-TT khuyến cáo với chính phủ nên thành lập một cơ chế về sở hữu
trí tuệ, trong đó đảm bảo tôn trọng sự cân bằng giữa lợi ích của những chủ sở
hữu của các quyền lợi và các cá nhân với các thiết chế làm nhiệm vụ phục vụ các
cá nhân đó (thư viện).
Cán bộ TV-TT cũng vận động để các điều khoản liên quan đến bản quyền được thu
hẹp lại, các thông tin đã được công khai thì cần được phổ biến rộng rãi và miễn
phí.
5. Sự tập trung, hội nhập của cá nhân
và các kỹ năng chuyên môn.
Cán bộ TV-TT nghiệm túc đảm bảo tính trung lập và lập trường không thiên vị
liên quan đến vốn tài liệu, việc tiếp cận và các dịch vụ. Tính trung lập thể
hiện rõ ở các kho tài liệu mang tính quân bình nhất, việc tiếp cận tài liệu tới
các thông tin có thể tiếp cận được cũng thể hiện tính công bằng.
Cán bộ TV-TT định rõ và công bố chính sách của họ liên quan đến việc lựa chọn,
tổ chức, bảo quản, cung cấp và phổ biến thông tin.
Cán bộ TV-TT có sự phân định rõ ràng giữa những niềm tim mang tính cá nhân của
họ với các nhiệm vụ chuyên môn. Họ không thúc đẩy các lợi ích cá nhân hoặc các
niềm tin mang tính cá nhân - điều đó làm mất đi tính trung lập.
Cán bộ TV-TT có quyền tự do ngôn luận trong môi trường làm việc, miễn là điều
đó không vi phạm nguyên tắc trung lập đối với người sử dụng thư viện.
Cán bộ TV-TT cho ràng tham nhũng có ảnh hưởng trực tiếp đến nghề thư viện, ví
dụ: tìm nhà cung cấp và cung ứng các tài liệu thư viện, việc bổ nhiệm các vị
trí nhân sự trong thư viện, quản lý các hợp đồng và quản lý tài chính trong thư
viện.
Cán bộ TV-TT phấn đấu để đạt đến độ hoàn hảo trong chuyên môn bằng việc duy
trì, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Họ hướng tới mục đích đạt được
chuẩn mực cao nhất trong chất lượng dịch vụ và góp phần nâng cao uy tín nghề
nghiệp.
6. Mối quan hệ đồng nghiệp và mối quan
hệ giữa chủ sở hữu lao động và người lao động.
Cán bộ TV-TT đối xử với nhau trên cơ sở công bằng và tôn trọng lẫn nhau.
Cán bộ TV-TT phản đối sự phân biệt đối xử trong mọi khía cạnh việc làm dựa theo
các lý do tuổi tác, quốc tịch, chính trị, tín ngưỡng, năng lực thể chất hoặc
năng lực tâm thần, giới tính, tình trạng hôn nhân, nguồn gốc, chủng tộc, tôn
giáo.
Cán
bộ TV-TT ủng hộ việc trả lương cũng như các khoản thu nhập khác được thực hiện
một cách công bằng cho cả lao động nam và nữ trong các công việc tương đương.
Cán bộ TV-TT chia sử các kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp; giúp đỡ
và hướng dẫn những người mới vào nghề trong việc gia nhập cộng đồng chuyên môn
và phát triển các kỹ năng. Họ đóng góp cho các hoạt động của hiệp hội nghề
nghiệp và tham gia vào các nghiên cứu và xuất bản phẩm về các vần đề chuyên
môn.
Cán bộ TV-TT luôn nỗ lực để gây dựng được danh tiếng và vị thế dựa trên sự
chuyên nghiệp và hành vi đạo đức của họ. Họ không cạnh tranh với các đồng
nghiệp bằng việc sử dụng các cách phi đạo đức.
(Tổ chức quốc tế các hiệp hội thư viện
(IFLA) ban hành)
Nguồn: Tạp chí Thư
viện Việt Nam
Tác giả: Ngô Hồng Điệp dịch
Tác giả: Ngô Hồng Điệp dịch
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
Chinhphu.vn)
- Đến năm 2020, 100% thư viện cấp tỉnh, 80% thư viện cấp huyện và 50% thư viện
cấp xã tổ chức cung cấp dịch vụ truy nhập Internet miễn phí để người dân tiếp
cận với thông tin, tri thức...
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh
các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu
lạc bộ”.
Mục tiêu của Đề án là tăng
cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ học tập trong các thư
viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ phù hợp đối tượng người sử dụng ở từng
vùng, miền, địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp nhiều cơ hội
cho người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội
khó khăn được học tập thường xuyên, từ đó khuyến khích nhu cầu, thói quen học
tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng
lao động; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
NGÀY 21 THÁNG 4 LÀ NGÀY SÁCH VIỆT NAM
Ngày
24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày
21 tháng 4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam.
Quyết định nêu rõ, Ngày Sách Việt
Nam được tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách
trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan
trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển
tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đồng thời, tôn vinh giá trị
của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã
hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản,
in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của
các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc
xây dựng và phát triển văn hoá đọc Việt Nam.
VĂN HÓA ĐỌC VÀ NGÀY HỘI SÁCH THẾ GIỚI 23/4
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta,
sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài
trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn
tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính
là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và
đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên
thế giới.
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
CUỐI TUẦN KHÁM PHÁ KINH THÀNH HUẾ MỘNG MƠ
Với những cung điện vàng
son, lăng tẩm uy nghiêm và vẻ cổ kính thâm trầm, Huế luôn là một điểm đến hấp
dẫn du khách khi đến miền Trung.
Cố đô
Huế mang trong mình vẻ đẹp mộng mơ, yên tĩnh nhưng cũng không kém phần nhộn
nhịp, đông đúc. Chỉ cần 3 ngày, bạn đã có thể khám phá hết những vẻ đẹp in dấu
một thời vàng son của kinh thành Huế.
CÁC MÓN ĂN NỔI TIẾNG Ở VÙNG ĐẤT TỔ
Ngoài lễ hội đền Hùng,
những đồi cọ rừng chè xanh ngát, du khách còn được thưởng thức những món ăn
mang đậm hồn quê khi đến Phú Thọ.
Khi đến
Phú Thọ, bạn đừng quên thưởng thức các món thịt chua, rêu đá, hay canh cá rau
sắn đậm chất dân dã của vùng đất Tổ:
Thịt
chua Thanh Sơn
Đây là
món đặc sản của người Mường ở huyện Thanh Sơn đã nổi tiếng cả nước nhờ
hương vị và cách chế biến độc đáo. Để làm món thịt chua, người ta lấy thịt ba
chỉ, thịt mông sấn, nạc vai, nạc thăn đã được sơ chế sạch từ loại lợn lửng, một
loại lợn nuôi thả rông một năm chỉ đạt tới 15 - 17 kg, có thịt săn chắc và thơm
ngon, ít nước.
Những
đầu bếp khéo léo thái thịt thành từng miếng thật mỏng, ướp một chút muối gia
vị, được nướng chín bằng than hoa, đảm bảo độ thơm ngon, vệ sinh an toàn thực
phẩm. Sau đó cho trộn đều với thính sao cho bột thính bám thật đều trên bề mặt
các miếng thịt. Để món thịt chua ngon thì bí quyết chính ở khâu rang thính.
Thính được làm từ hỗn hợp ngô, gạo, đậu xanh, đỗ tương rang vàng xay nhỏ, rang
phải đảm bảo yêu cầu chín kỹ, dậy thơm, vàng và không được để cháy.
Sau đó,
người ta cho thịt vào ống tre, lót lá ổi xuống dưới rồi bỏ thịt lên trên, phủ
tiếp lớp lá ổi rồi nén chặt bằng nẹp tre, để nơi khô thoáng khoảng 5-6 ngày cho
thịt lên men là có thể dùng được. Trong những ngày nắng nóng, thịt chua vừa tới
ăn kèm các loại rau như lá sung, ổi, đinh lăng, mơ lộc vừng, rau mùi, rau húng
thì mới cảm nhận được hương vị độc đáo, khác lạ mà món ăn đem lại.
Cơm nắm
lá cọ
Cứ vào
mùa cọ, người dân lại lên đồi chặt những tàu lá bánh tẻ về để nắm cơm. Lá cọ
đem về hơ qua lửa cho mềm, lau sạch rồi nắm với cơm được nấu bằng những loại
gạo mới thu hoạch, vừa thơm, vừa dẻo.
Nước để
dùng nấu cơm cũng phải là nước mưa đựng trong những chiếc bể hay chum để ngoài
trời. Trước khi nắm phải dùng khăn mặt ướt hoặc tay nhúng nước lạnh nắm tròn
lại, lăn kỹ nắm cơm cho thật nhuyễn đến khi nào hạt cơm không còn dính quyện
vào nhau rồi cho vào trong lá cọ túm lại thật chặt.
Từng
nắm cơm với những viền sọc được tạo hình từ lá cọ đượm thơm mùi gạo quê quyện
với hương của lá cọ, chấm với muối vừng lạc hay sườn lợn rang muối mới thấy hết
được vị ngon, ngai ngái của lá cọ không nơi nào có được của món ăn dân dã này.
Bánh
tai
Vốn là
thứ quà quê dân dã nhưng bánh tai được rất nhiều người dân Phú Thọ ưa thích, vì
vậy du khách đến vùng đất tổ có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này. Bánh màu
trắng tinh, được làm bằng bột tẻ hình con trai, vì vậy trước kia người ta
thường gọi là bánh trai.
Làm
bánh tai không khó nhưng để làm được loại bánh thơm ngon trước hết là khâu
chuẩn bị nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là goại tẻ ngon, trắng và dẻo. Sau khi
đãi gạo sạch, người ta ngâm nước từ 3- 4 tiếng rồi đem giã hoặc xay, để ráo
nước cho bột có độ kết dính rồi cho vào nồi nước sôi đun lửa đều, khoảng 20
phút sau vớt bột ra cho vào cối giã thật nhuyễn rồi dùng đũa đánh tơi bột, rồi
nặn bánh hình con trai. Nhân làm bánh thường là thịt lợn pha lẫn chút mỡ, được
tẩm ướp cho ngấm.
Bánh
được cho vào nồi hấp khoảng 30 phút, khi gắp ra miếng bánh trắng tinh quyện
cùng mùi thịt mỡ béo ngậy. Ăn bánh tai cùng một chút nước mắm pha thêm chút
chanh, ớt, tiêu... mới cảm nhận được vị ngon, đậm đà của món bánh quê dân dã.
Cọ ỏm
chấm mắm
Không
phải mùa nào cũng có nhưng cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức
khi đến Phú Thọ. Quả cọ chín già, đen bóng mang vị bùi, chát của miền nắng gió
trung du sau khi được rửa sạch bụi đất đem về có thể dùng để om, hoặc có thể
dùng để kho cá giống như quả trám. Tuy nhiên, cách đơn giản và dễ ăn nhất, lại
có thể thấy được vị bùi và béo của cọ chỉ là cọ ỏm.
Để có
món cọ ỏm ngon, không phải ai cũng làm được bởi nếu không đủ khéo léo, sẽ khiến
quả cọ càng thêm chát và khó ăn. Khi ỏm cọ phải chú ý thời gian cho phù hợp,
nếu không khéo cọ sẽ bị tóp lại. Nước sôi liu riu, thả những quả cọ vào nồi,
đậy vung và tiếp tục đun nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút.
Cọ ỏm
ngon phải là những quả có hình tròn, cùi dày, khi đã ỏm xong bóp vào quả thấy
mềm và dẻo, có màu nâu sậm, nồi cọ sau khi ỏm sẽ có một lớp váng giống như váng
mỡ nổi quanh nồi. Cọ ỏm có thể chấm với nước mắm là ngon nhất hoặc có thể chấm
bột canh, muối vừng…sẽ thấy được vị ngọt bùi, ngậy chát của quả cọ.
Canh cá
rau sắn
Rau sắn
không phải là món ăn sang trọng, nhưng đòi hỏi người chế biến phải rất cầu kỳ.
Rau sắn thường được chế biến thành các món dân dã như rau sắn muối, canh cá rau
sắn, nộm rau sắn, dưa sắn kho cá…
Để có
món canh cá rau sắn ngon, người ta phải chọn những búp sắn non mập mạp còn
nguyên lớp phấn mịn phía đầu chồi, hái về ngâm qua nước cho bớt nhựa rồi được
vò nát cho lá sắn mềm, nhưng không bị vụn, sau đó trộn với chút muối cho thêm
vị đậm đà. Rau sắn sau khi đã trộn muối đem cho vào vại hoặc bình, để 4 đến 5
ngày ủ chua cho đến khi có màu vàng đều, dậy mùi thơm.
Cá nấu
với rau sắn là loại cá đồng, gọi là cá lẹp, được rửa sạch, thả vào nồi với dưa
sắn chua màu vàng ươm, đun trên bếp lửa liu riu, rồi cho thêm chút gia vị. Món
canh cá rau sắn ngon là khi cá và rau sắn đều nhừ nhưng không bị nát, khi ấy vị
ngọt cả cá, của rau, lại thêm vị chua hòa lẫn đạt đến độ tinh tế, ăn rất thanh
mát.
Ngoài
ra, người dân Phú Thọ hay dùng rau sắn để làm nộm. Ngọn sắn thái ra, ngâm với
nước vo gạo, luộc kỹ, cho chút muối. Sau đó đổ ra rổ, dùng tay vắt kiệt nước
rồi luộc lại một lần nữa, lại đem vắt nước và trộn đều với vừng, lạc, ớt,
chanh, tỏi và các loại rau thơm... thành món nộm rất ngon mà lạ miệng.
Rêu đá
Thanh Sơn
Món rêu
đá Thanh Sơn không phải ai cũng biết. Đây là món đặc sản mà chỉ khi có khách
quý mới được thết đãi, bởi đây là một món rau sạch và hiếm của người dân vùng
trung du. Rêu được lấy về từ nơi nước suối chảy xiết, có nhiều tảng đá, làm
sạch sẽ được đem tẩm ướp gia vị, thêm chút hành tỏi thái mỏng, muối, mì chính
và chút mỡ lợn rồi trộn đều.
Sau đó,
rêu được rải đều lên lớp lá đu đủ hoặc lá dong nhiều lớp rồi buộc chặt lại.
Người ra để lớp lá này trên lửa nhỏ, cho đến khi lớp lá bên ngoài bén lửa, bốc
mùi thơm và chuyển sang màu đen thì bóc lớp lá bên ngoài, để thưởng thức món
rêu đá bên trong. Mùi hơi nồng của rêu quyện lẫn mùi hành tỏi tạo nên hương vị
khó quên.
Anh Phương
http://dulich.vnexpress.net
BILL GATES MỞ QUỸ " CỨ MỘT ĐỒNG THÊM MỘT ĐỒNG " TẠI VIỆT NAM ?
Tỷ phú Bill Gates đã và đang hiện thực hóa một kế hoạch từ thiện
quy mô lớn tại Việt Nam, theo một số nguồn tin khá tin cậy.
Trên trang mạng xã hội
của mình, một nhà báo khá tên tuổi cho biết: "Bill Gates đã bắt đầu thực
hiện dự án từ thiện cho Việt Nam, quỹ tên là Vietnam Health Fund. Đây là sáng
kiến ông kêu gọi những người giàu nhất Việt Nam hiến tặng 50 triệu USD để cải
thiện tình hình y tế. Cứ mỗi đồng phía Việt Nam đưa vào quỹ, ông sẽ tặng một
đồng y như vậy. Đã có đại gia Việt Nam đầu tiên cam kết 5 triệu USD".
Hiện chưa có thông tin
chính thức từ phía Bill Gates cũng như từ quỹ Bill & Melinda Gates
Foundation về chương trình này, tuy nhiên theo thông tin của chúng tôi, chương trình này
cũng phù hợp với các kế hoạch hoạt động của Bill Gates tại khu vực Đông Nam Á.
Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
CHUYỆN LY KỲ VỀ ĐẠI CÔNG TỬ XỨ VĨNH LONG
Nam kỳ lục tỉnh đã có nhiều công tử, hầu hết trong số họ đều cậy nhờ gia nghiệp của gia đình mà ăn chơi trác táng, chủ xị trong những cuộc truy hoan.
Nhưng cùng thời với những vị công tử nổi danh này còn có một người vượt lên trên những thú tiêu khiển tầm thường, trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên trung, hi sinh vì Tổ quốc. Đó là công tử Lời ở Vĩnh Long.
Thân thế đại công tử xứ Vĩnh Long
Vị công tử mà chúng tôi muốn nhắc đến tên thật là Châu Sanh, sau là còn gọi là Châu Văn Sanh. Nhưng những người trong gia đình thường gọi tên cậu là Lời - Công tử Lời. Công tử Lời sinh ngày 3.4.1911 tại xã Chánh Hội (huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long; nay là thị trấn Cái Nhum, huyện Măng Thít), là con của ông Châu Xuyên và bà Đào Thị Bòi. Cha công tử Lời quê gốc ở Phúc Kiến (Trung Quốc) sang Việt Nam đã nhiều đời.
Công tử Lời
Tài liệu gia đình công tử Lời còn ghi lại rằng, thuở nhỏ, hai mẹ con ông Châu Xuyên sống rất nghèo khổ, hằng ngày ông Châu Xuyên phải ra chợ bán đủ thứ, từ đậu phộng rang, đến lục lạc làm đồ chơi cho trẻ con. Cuộc sống đạm bạc qua ngày, nhưng cũng nhờ có duyên nên ông Châu Xuyên bán gì cũng đắt hàng, có lãi, cuộc sống ngày thêm khấm khá hơn. Khi có tiền, ông Châu Xuyên cùng mẹ mua đất, cất một căn nhà ngay chợ Cái Nhum.
Từ khi có nhà, ông mở thêm tiệm hốt thuốc trị bệnh ho, bệnh ban và cả thuốc xổ, ông làm phước nhiều nên được nhiều người kính trọng. Ngoài bán thuốc tại nhà, ông Châu Xuyên còn tích góp tiền bạc, mua ruộng đất rồi cho tá điền thuê lại, tiền thu về ngày một nhiều. Cảnh sống giàu sang nhưng ông Châu Xuyên sống rất giản dị, bình thường, tiết kiệm, cũng nhờ những đức tính này mà ông đã để lại được rất nhiều của cải cho con cháu ông sau này.
Ông Châu Xuyên có hai đời vợ, vợ trước của ông là người Hoa đã mất vì bạo bệnh, để lại cho ông ba người con. Duyên vợ chồng đến lần nữa khi ông đi mua bán và gặp bà Đào Thị Bòi là một phụ nữ cũng góa chồng và có hai người con riêng, ông phải lòng bà Bòi và xin rước về Cái Nhum làm vợ.
Bà Bòi thuận theo ông nhưng với điều kiện ông Châu Xuyên phải yêu thương hai người con riêng của bà. Ông bằng lòng và nuôi hai con của bà là ông Năm Thạnh và bà Sáu Lợi như con ruột. Ba người con của ông Châu Xuyên là ông Hai Tửng, bà Ba Tui, ông Tư Thìn. Về chung sống với nhau đến năm 60 tuổi ông bà mới có với nhau một cậu con trai và đặt tên là Lời.
Năm người con của hai ông bà đều có đủ trai gái nên đó là vốn, nay có thêm cậu út, xem như là lời thêm nên đặt tên là Lời - Bảy Lời. Vốn là gia đình giàu sang nên cậu út Lời được gọi là công tử Lời rồi chết danh từ đó.
Ngôi nhà của công tử Lời, vừa là nơi làm thư viện, vừa nuôi dấu nhiều cán bộ chủ chốt.
Trước khi cưới bà Bòi, ông Châu Xuyên đem tài sản chia đều cho ba người con dòng trước của ông, phần còn lại ông làm ăn thêm, tiền lại đẻ ra tiền, và toàn bộ tài sản đó ông để lại cho công tử Lời. Lời rất khôi ngô, sáng sủa nên được cha mẹ cưng chiều, muốn gì được nấy. Năm 16 tuổi Công tử Lời đã có xe hơi chạy khắp Vĩnh Long, lên Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương để đi săn, ngao du sơn thủy, lục tỉnh không nơi nào là không có dấu chân của công tử Lời.
Cũng nhờ những chuyến đi này mà ông hiểu được cuộc sống người dân nghèo khổ, lại chịu ảnh áp bức bất công nên ông rất thương dân nghèo. Tuy sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, được ăn học đàng hoàng, được cung phụng đầy đủ nhưng ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ tính cương trực, yêu công bằng lại giàu lòng thương người. Đi chơi với bạn bè công tử Lời không phân biệt sang hèn, nên sau này tại Cái Nhum, khi nhắc đến công tử Lời là người ta dùng hai chữ "bao la - đại đồng".
Bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng Dượng) người nắm giữ nhiều thông tin có giá trị về công tử Lời
Hành hiệp trượng nghĩa
Bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng dượng) trong cuốn sách viết về công tử Lời kể lại rằng: "Lúc công tử Lời mới lên tám tuổi thường hay qua bên kia sông Măng Thít chơi, một hôm thấy có người ỷ thế to lớn ăn hiếp người nghèo yếu thế nên cậu lao vào đánh người này.
Được gia nhân chạy về cấp báo với gia đình, mẹ công tử Lời kêu ông Năm Thạnh (anh cùng mẹ khác cha với công tử Lời) chèo thuyền qua sông xem cớ sự, thấy công tử Lời đang hăng máu húc đầu vào chân, vung tay đánh vào người cao lớn gấp hai mình. Năm Thạnh can gián thì công tử Lời la lên: "Ông này vô cớ ăn hiếp người nghèo vô cớ. Ỷ giàu ỷ lớn muốn ăn hiếp ai cũng được sao? Năm Thạnh và gia nhân phải vất vả can ngăn mới dẫn công tử Lời về được".
Công tử Lời là người “bao la - đại đồng”
Bà Hồng Hoa (con gái công tử Lời) cho biết: "Ba tôi có nhà máy chà gạo ở ngã tư Long Hồ. Nhà máy này do ông hùn vốn với một người Hoa, giao làm quản lý và dặn ông này rằng: Mấy năm thất mùa, dân làng có tới xin, cứ xuất gạo cho rồi trừ vào phần tiền của tôi".
Mấy năm miền Bắc bị thiên tai mất mùa, nghe các anh ngoài đó vận động, ba tôi tặng 2 - 3 ghe bầu đầy lúa, mà không chỉ ủng hộ có một lần mà còn nhiều lần nữa. Bà con Cái Nhum nói công tử Lời "bao la - đại đồng" quả không sai.
"Năm lên 10 tuổi, công tử Lời hay đi chợ một mình, thường thích ăn quà nhưng hễ thấy bạn bè đi qua thì mời vào ăn cùng, một mình ông bao hết. Chiều ra chợ thấy người ta bán hàng ế, công tử Lời đến phá như đạp cho rau bị dập, đá cá thịt văng ra đất, chuối chín bẻ mỗi nải một trái, mía thì lấy mỗi khúc xước một miếng...
Không phải vô tình mà công tử Lời làm thế mà cố ý để những người bán hàng đưa vào tiệm của cha mẹ đòi bồi thường. Đó là cách mà công tử Lời giúp người bán hàng không bị ế, còn giai nhân thì có quà vặt ăn", bà Thư cho biết thêm.
Công tử lời rất thông minh nên được bạn bè xưng làm chỉ huy, chuyên bày mưu tình kế trong những cuộc chơi. Bữa đó, có gánh hát về che rạp biểu diễn ở chợ Cái Nhum, trẻ con không có tiền mua vé nên xé một lỗ nhỏ rồi ghé mắt vào coi. Chủ rạp biết được chơi khăm bằng cách lấy điếu thuốc đang cháy dở châm ngay lỗ rách khiến có đứa suýt mù mắt.
Tụi nhỏ méc công tử Lời, và được ông bày cách: Lấy cào cào bỏ vô lon, rồi đổ nước cống và nước tiểu vào, đậy nắp lon lại, chờ khi tuồng mở màn thì ném lon lên sàn diễn, hàng trăm con cào cao mang theo nước tiểu, nước cống bắn tứ tung, báo hại đào kép lo đỡ không kịp, quên cả tuồng diễn, trẻ con được một dịp cười hả dạ.
Không chỉ thông minh, thương người, tính cách công tử Lời còn rất cứng rắn và hiếu động. Lần đó, nhà có đám tang, gia đình mời thầy tu đến cúng, con cháu quỳ lạy xung quanh. Do thầy tu tụng kinh dài quá, công tử Lời quỳ mỏi chân nên lén lấy cây nhang châm đít thầy tu. Đang tụng kinh, thầy tu "á" lên một tiếng nhưng vẫn tiếp tục tụng kinh.
Công tử Lời châm thêm hai lần nữa nhưng thầy tu vẫn không ngừng tụng, con cháu xung quanh bắt đầu cười rúc rích. Được nước, Lời châm thêm một cái thật đau, lần này thầy tu không chịu được nữa nên mách cha mẹ công tử Lời. Bị rầy la, công tử Lời nói: "Tại tụng lâu làm tôi quỳ đau đầu gối, thấy không?". Cả huyện biết chuyện nay kháo nhau cười.
Cô Hồng Hoa (con gái lớn của công tử Lời) kể lại: "Khi đã có vợ, công tử Lời vẫn thích ngao du cùng bạn bè. Hôm đó có đám Sơn Đông mãi võ về chợ Cái Nhum bán thuốc, nhiều loại cao cấp được bỏ vào hộp trong rất đẹp. Đám con nít thích thú thò tay vào sờ mó, mân mê, chủ Sơn Đông mãi võ thấy thế thì quát mắng, công tử Lời đi qua thấy thế thì can thiệp: "Trẻ con biết gì mà mắng chúng nó".
Nghe vậy gánh Sơn Đông tỏ ra khó chịu, lại còn đòi đánh công tử Lời. Không nhịn được, công tử Lời nhào vô đánh liền, gia nhân chạy ra can thiệp mới giải tán. Chuyện công tử Lời bênh vực kẻ nghèo, người yếu thế ở chợ Cái Nhum rất thường xuyên nên rất được mọi người quý mến”.
Ông Nguyễn Hoàng Phong (cháu ngoại công tử Lời) trao đổi với phóng viên
Nổi tiếng thương người
Lớn lên trong nhung lụa, được cha mẹ yêu thương, có kẻ hầu người hạ, lẽ ra công tử Lời an nhàn hưởng phú quý vinh hoa, nhưng với bản tính thương người, ông đồng cảm với nhiều cảnh đời khổ sở trong xã hội. Thuở đó, giặc Pháp bắt nhân dân ta phải đóng thuế thân, rất căm tức nhưng chưa thể làm gì được nên phải chấp hành.
Nhiều tá điền, dân nghèo trong chợ bị bắt nhốt vào bót vì không có tiền đóng thuế thân, công tử Lời đích thân đi đóng thuế và yêu cầu thả họ ra, lại còn sai gia nhân tìm những người có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ. Không chỉ đóng thuế thay dân nghèo, trong những lần được cha sai đi thu lúa ruộng, công tử Lời sống hòa nhập với tá điền, cùng ngồi bệt trên nền nhà ăn cơm, ăn bắp vả nấu với mắm cá sặc cùng họ.
Rồi khi về nhà, mười lần như một công tử Lời về báo cáo: "Năm nay thất mùa, tía bớt cho người ta nghe". Ông còn thay mặt tá điền xin giảm địa tô cho họ mỗi khi mùa màng thất bát.
Bà Huỳnh Quan Thư nhớ lại: "Khi tôi mới lên 10 tuổi đã được mẹ kể cho nghe chuyện của dượng Bảy Lời. Ngày ông Châu Xuyên còn sống, tết đến tá điền khắp nơi mang gà đến biếu, nhốt chật con hẻm nhỏ bên hông nhà. Khi ông Châu Xuyên mất rồi, tá điền mang gà vịt ra cho, công tử Lời đều khoát tay biểu đem về nhà cúng ông bà, không nhận một con nào. Ngày tết tá điền thường đến nhà các quan dọn dẹp nhà cửa, riêng nhà công tử Lời thì không cho ai đến làm.
Hai người con gái lớn của ông thắc mắc thì được công tử Lời nói: "Người ta phải lo làm ruộng, đong lúa cho mình, tết tá điền cũng lo cúng ông bà như mình thôi con à". Tá điền ai cũng thương, cũng quý mến, xem công tử Lời như một chỗ dựa, một người biết chia sẻ. Còn những bậc Hương trưởng, Hương tề trong huyện thì kính nể ông bởi cần việc gì là ông giúp cả tinh thần và vật chất".
Chắt lọc những mẩu chuyện được nghe kể lại, ông Nguyễn Hoàng Phong (cháu ngoại của công tử Lời) chia sẻ với chúng tôi câu chuyện khá thú vị về ông ngoại của mình: "Mỗi lần vào thăm ruộng, ông ngoại ăn mặc rất đàng hoàng, nhưng khi về chỉ còn lại mỗi cái quần ngắn và chiếc áo cộc tay. Hỏi ông thì ông trả lời là vì thấy tá điền nghèo quá, không có đồ mặc nên cho hết. Mỗi dịp tết đến, công tử Lời sai gia nhân ra chợ mua vải cây về phát cho tá điền may quần áo, lại cho cả tiền công may nữa.
Mỗi dịp may quần áo cho công tử Lời, bà Bòi thường chọn vải tốt, may một lúc 4 - 5 bộ. Bản tính thích ngao du đây đó, mỗi lần đi chơi ông thường mang một va li đầy quần áo, khi về chỉ còn một bộ đồ trên người, bà Bòi hỏi, công tử Lời đáp: "Cho anh em hết rồi, má may cho tui mấy bộ mới nghe". Những việc làm này đã tạo vỏ bọc cho công tử Lời để ông có điều kiện thuận lợi khi tham gia cách mạng sau này.
Mười bảy tuổi đã có vợ
Như đã nói ở trên, vốn là công tử con nhà giàu sang, lại được cha mẹ chiều chuộng, 16 tuổi đã sắm cho xe hơi để ngao du sơn thủy, đi săn bắn khắp lục tỉnh và cả những tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Trong một lần đi chơi ở Long Hồ, công tử Lời tình cờ gặp cô Võ Thị Phối. Cô Năm Phối lớn hơn ông hai tuổi, không phải một tuyệt thế giai nhân nhưng có khuôn mặt tròn ưa nhìn, đặc biệt có làn da trắng và đôi bàn tay, bàn chân rất đẹp.
Gặp cô Năm Phối rồi ông mê mẩn, hỏi thăm thân thế mới biết con nhà gia giáo rất đàng hoàng, là con thứ tư của Hương Cả Tường, nổi tiếng sống đạo đức, thanh liêm ở huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Công tử Lời dám một mình đến nhà Hương Cả Tường hỏi cô Năm Phối làm vợ.
Ông Cả Tường không phải là một người ham giàu sang, không phải thấy công tử có xe hơi mà gả con gái. Ngược lại, ông nói công tử Lời không biết làm ăn, sống dựa vào cha mẹ, chỉ lo ăn chơi, nhảy nhót...nên thẳng thừng từ chối.
Đi đường thẳng không được, Công tử Lời tính cách thuyết phục khác. Trở về nhà ông tập hợp 12 giai nhân, mặc quần áo chỉnh tề, mua 12 mâm ngũ quả, quà bánh rồi sai đến nhà Hương Cả Tường dạm ngõ con gái nhưng ông không đi cùng đoàn. Ông bà Cả Tường bất ngờ sai mang về nhưng gia nhân đã được dặn dò trước nên nói nếu ông không nhận thì chúng con không về vì sẽ bị đuổi việc.
Đám gia nhân nhà công tử Lời đứng lâu quá, ông Cả Tường sốt ruột nên mới nhận đại hai mâm, gia nhân vui mừng ra về. Chưa hết, cứ mỗi lần đi săn về, hễ có thành quả thì cho dù là đêm khuya, công tử Lời cũng ghé nhà ông bà Cả Tường chia đôi. Mỗi lần ông đi Sài Gòn về đều có quà biếu, khi thì hộp bánh Tây, gói trà, ký lạp xưởng...
Mỗi lần đến thăm ông đều kính cẩn chắp tay chào rất lễ phép. Ông Cả Tường hỏi gì, nói gì cũng bàn luận được. Công tử Lời không bao giờ ỷ giàu có, ông rất tự tin nhưng không tự cao tự đại, những đức tính này cộng với việc ông Cả Tường có nghe tiếng về nhân cách, tình thương người của công tử Lời nên rất tâm phục khẩu phục, sau rồi đồng ý gả cô Năm Phối cho ông.
Chị Hồng Nhựt (con gái của công tử Lời) kể: "Gả cô Năm Phối cho công tử Lời được tròn năm thì ông Cả Tường bị bệnh mất (1929). Cô Năm Phối rất thật thà, ngoan ngoãn nên rất được chồng và cha mẹ chồng quý mến. Về phần ông Châu Xuyên, trước khi mất ông đã làm di chúc đầy đủ. Phần tài sản gây dựng sau khi cưới bà Bòi ông chia thêm cho ba người con dòng trước. Tuy nhiên phần của công tử Lời vẫn được ưu tiên hơn cả.
“Khoảng năm 1928, ông ngoại tôi (ông Châu Xuyên) bị bệnh nặng biết mình không thể qua khỏi nên ông gọi con dâu (Năm Phối) vào buồng riêng rồi giao cho một va ly bằng nhôm (ngang 3 tấc, dài 4 tấc, cao 1 tấc) trong chứa toàn giấy bạc 100 đồng xếp ngay ngắn, đầy ắp, sai cất giữ để nuôi con, lo cho chồng. Cả va li bạc này, về sau đã dùng trong việc chạy lo cho ba tôi ra tù và thăm nuôi ông", chị Hồng Nhựt (con gái công tử Lời) kể lại.
Năm lần vào tù ra tội và hy sinh vì Tổ quốc
Mười bảy tuổi, công tử Lời cưới cô Năm Phối rồi rước về ở cùng với cha mẹ ở Cái Nhum. Tuy mới cưới vợ và rất yêu cô Năm Phối nhưng công tử Lời rất ít khi ở nhà, hay đi vắng hai ba hôm, có khi cả tuần. Thời gian này có thể ông đã gặp cách mạng và bắt đầu tham gia hoạt động.
Theo những tài liệu mà bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng dượng) có được thì công tử Lời tham gia cách mạng từ những năm 1929 - 1930. Sau nhiều lần bị bắt, được thả, đến năm 1939, ông bị bắt lần cuối và bị đày đi Côn Đảo rồi hy sinh vào ngày 25.7.1943, được chôn cất tại nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo) đến nay đã 70 năm.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, cùng với nhiều nhân chứng sống như ông Nguyễn Thành Thơ (Mười Thơ, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM), cô Võ Thị Dung (nguyên Bí thư huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), gia đình đồng chí Nguyễn Văn Thời (Tư Thời, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Cái Nhum lúc bấy giờ, nay đã hy sinh)...thì có thể khẳng định công tử Lời bị bắt tổng cộng là 5 lần.
Tụi nó bắt công tử Lời như bắt cóc bỏ dĩa, cứ đưa nhiều tiền là lại bảo lãnh được ra tù, rồi sau đó quay lại hoạt động lại bị bắt tiếp. Lần cuối cùng bị bắt do tội quá nặng và rõ ràng nên không thể cứu ông, chúng đưa công tử Lời ra Côn Đảo và ông đã hy sinh trước khi được mãn hạn tù đúng sáu ngày.
Không chỉ hăng hái tham gia cách mạng, công tử Lời còn dựng nhà trong phần đất nhà mình để nuôi giấu cán bộ, và làm trạm dừng chân cho những cán bộ đi công tác. Ông Nguyễn Thành Thơ (Mười Thơ, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP. HCM) cho biết: "Năm tôi 13 tuổi, đi làm giao liên, đưa thư từ cho anh Nguyễn Văn Linh (nguyên Tổng bí thư Trung ương Đảng) tại nhà công tử Lời.
Mỗi khi nhà có khách, công tử Lời thường tự xách giỏ rủ tôi đi chợ, rất rành về giá cả, mua những thứ ngon về cho anh Nguyễn Văn Linh nấu. Nhà công tử Lời cũng là nơi các đồng chí Xứ ủy từ miền Bắc vào Nam công tác dừng chân trước khi tỏa đi các nơi làm nhiệm vụ như Tam Bình, Trà Vinh, Sài Gòn".
Vốn bậc công tử giàu sang nhưng lại thương người, từ bỏ con đường nhung lụa được cha mẹ trải thảm, ông đi theo con đường cách mạng. Về huyện Măng Thít hỏi những bậc bô lão về công tử Lời ai cũng bảo công tử Lời là người nhân đức, hay giúp đỡ người nghèo, hành hiệp trượng nghĩa và khi được cách mạng giác ngộ thì đi theo, để rồi phải hi sinh khi tuổi đời còn quá trẻ.
Cái chết của công tử Lời chỉ 6 ngày trước khi mãn hạn tù đến nay vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Nhưng với những cứ liệu mà gia đình công tử Lời có được thì có thể bọn giặc Pháp đã thủ tiêu ông, vì chúng biết chắc khi thả ông ra ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng.
Mười lăm năm hoạt động cách mạng, nhiều lần bị bắt, bị tra tấn dã man, công tử Lời vẫn kiên trung, một lòng một dạ đi trên con đường đầy chông gai, thử thách với ước mong góp phần giành độc lập cho đất nước, quyền sống cho con người. Đó là sự hy sinh cao cả, rất đáng để trân trọng.
Thân thế đại công tử xứ Vĩnh Long
Vị công tử mà chúng tôi muốn nhắc đến tên thật là Châu Sanh, sau là còn gọi là Châu Văn Sanh. Nhưng những người trong gia đình thường gọi tên cậu là Lời - Công tử Lời. Công tử Lời sinh ngày 3.4.1911 tại xã Chánh Hội (huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long; nay là thị trấn Cái Nhum, huyện Măng Thít), là con của ông Châu Xuyên và bà Đào Thị Bòi. Cha công tử Lời quê gốc ở Phúc Kiến (Trung Quốc) sang Việt Nam đã nhiều đời.
Công tử Lời
Tài liệu gia đình công tử Lời còn ghi lại rằng, thuở nhỏ, hai mẹ con ông Châu Xuyên sống rất nghèo khổ, hằng ngày ông Châu Xuyên phải ra chợ bán đủ thứ, từ đậu phộng rang, đến lục lạc làm đồ chơi cho trẻ con. Cuộc sống đạm bạc qua ngày, nhưng cũng nhờ có duyên nên ông Châu Xuyên bán gì cũng đắt hàng, có lãi, cuộc sống ngày thêm khấm khá hơn. Khi có tiền, ông Châu Xuyên cùng mẹ mua đất, cất một căn nhà ngay chợ Cái Nhum.
Từ khi có nhà, ông mở thêm tiệm hốt thuốc trị bệnh ho, bệnh ban và cả thuốc xổ, ông làm phước nhiều nên được nhiều người kính trọng. Ngoài bán thuốc tại nhà, ông Châu Xuyên còn tích góp tiền bạc, mua ruộng đất rồi cho tá điền thuê lại, tiền thu về ngày một nhiều. Cảnh sống giàu sang nhưng ông Châu Xuyên sống rất giản dị, bình thường, tiết kiệm, cũng nhờ những đức tính này mà ông đã để lại được rất nhiều của cải cho con cháu ông sau này.
Ông Châu Xuyên có hai đời vợ, vợ trước của ông là người Hoa đã mất vì bạo bệnh, để lại cho ông ba người con. Duyên vợ chồng đến lần nữa khi ông đi mua bán và gặp bà Đào Thị Bòi là một phụ nữ cũng góa chồng và có hai người con riêng, ông phải lòng bà Bòi và xin rước về Cái Nhum làm vợ.
Bà Bòi thuận theo ông nhưng với điều kiện ông Châu Xuyên phải yêu thương hai người con riêng của bà. Ông bằng lòng và nuôi hai con của bà là ông Năm Thạnh và bà Sáu Lợi như con ruột. Ba người con của ông Châu Xuyên là ông Hai Tửng, bà Ba Tui, ông Tư Thìn. Về chung sống với nhau đến năm 60 tuổi ông bà mới có với nhau một cậu con trai và đặt tên là Lời.
Năm người con của hai ông bà đều có đủ trai gái nên đó là vốn, nay có thêm cậu út, xem như là lời thêm nên đặt tên là Lời - Bảy Lời. Vốn là gia đình giàu sang nên cậu út Lời được gọi là công tử Lời rồi chết danh từ đó.
Ngôi nhà của công tử Lời, vừa là nơi làm thư viện, vừa nuôi dấu nhiều cán bộ chủ chốt.
Trước khi cưới bà Bòi, ông Châu Xuyên đem tài sản chia đều cho ba người con dòng trước của ông, phần còn lại ông làm ăn thêm, tiền lại đẻ ra tiền, và toàn bộ tài sản đó ông để lại cho công tử Lời. Lời rất khôi ngô, sáng sủa nên được cha mẹ cưng chiều, muốn gì được nấy. Năm 16 tuổi Công tử Lời đã có xe hơi chạy khắp Vĩnh Long, lên Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương để đi săn, ngao du sơn thủy, lục tỉnh không nơi nào là không có dấu chân của công tử Lời.
Cũng nhờ những chuyến đi này mà ông hiểu được cuộc sống người dân nghèo khổ, lại chịu ảnh áp bức bất công nên ông rất thương dân nghèo. Tuy sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, được ăn học đàng hoàng, được cung phụng đầy đủ nhưng ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ tính cương trực, yêu công bằng lại giàu lòng thương người. Đi chơi với bạn bè công tử Lời không phân biệt sang hèn, nên sau này tại Cái Nhum, khi nhắc đến công tử Lời là người ta dùng hai chữ "bao la - đại đồng".
Bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng Dượng) người nắm giữ nhiều thông tin có giá trị về công tử Lời
Hành hiệp trượng nghĩa
Bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng dượng) trong cuốn sách viết về công tử Lời kể lại rằng: "Lúc công tử Lời mới lên tám tuổi thường hay qua bên kia sông Măng Thít chơi, một hôm thấy có người ỷ thế to lớn ăn hiếp người nghèo yếu thế nên cậu lao vào đánh người này.
Được gia nhân chạy về cấp báo với gia đình, mẹ công tử Lời kêu ông Năm Thạnh (anh cùng mẹ khác cha với công tử Lời) chèo thuyền qua sông xem cớ sự, thấy công tử Lời đang hăng máu húc đầu vào chân, vung tay đánh vào người cao lớn gấp hai mình. Năm Thạnh can gián thì công tử Lời la lên: "Ông này vô cớ ăn hiếp người nghèo vô cớ. Ỷ giàu ỷ lớn muốn ăn hiếp ai cũng được sao? Năm Thạnh và gia nhân phải vất vả can ngăn mới dẫn công tử Lời về được".
Công tử Lời là người “bao la - đại đồng”
Bà Hồng Hoa (con gái công tử Lời) cho biết: "Ba tôi có nhà máy chà gạo ở ngã tư Long Hồ. Nhà máy này do ông hùn vốn với một người Hoa, giao làm quản lý và dặn ông này rằng: Mấy năm thất mùa, dân làng có tới xin, cứ xuất gạo cho rồi trừ vào phần tiền của tôi".
Mấy năm miền Bắc bị thiên tai mất mùa, nghe các anh ngoài đó vận động, ba tôi tặng 2 - 3 ghe bầu đầy lúa, mà không chỉ ủng hộ có một lần mà còn nhiều lần nữa. Bà con Cái Nhum nói công tử Lời "bao la - đại đồng" quả không sai.
"Năm lên 10 tuổi, công tử Lời hay đi chợ một mình, thường thích ăn quà nhưng hễ thấy bạn bè đi qua thì mời vào ăn cùng, một mình ông bao hết. Chiều ra chợ thấy người ta bán hàng ế, công tử Lời đến phá như đạp cho rau bị dập, đá cá thịt văng ra đất, chuối chín bẻ mỗi nải một trái, mía thì lấy mỗi khúc xước một miếng...
Không phải vô tình mà công tử Lời làm thế mà cố ý để những người bán hàng đưa vào tiệm của cha mẹ đòi bồi thường. Đó là cách mà công tử Lời giúp người bán hàng không bị ế, còn giai nhân thì có quà vặt ăn", bà Thư cho biết thêm.
Công tử lời rất thông minh nên được bạn bè xưng làm chỉ huy, chuyên bày mưu tình kế trong những cuộc chơi. Bữa đó, có gánh hát về che rạp biểu diễn ở chợ Cái Nhum, trẻ con không có tiền mua vé nên xé một lỗ nhỏ rồi ghé mắt vào coi. Chủ rạp biết được chơi khăm bằng cách lấy điếu thuốc đang cháy dở châm ngay lỗ rách khiến có đứa suýt mù mắt.
Tụi nhỏ méc công tử Lời, và được ông bày cách: Lấy cào cào bỏ vô lon, rồi đổ nước cống và nước tiểu vào, đậy nắp lon lại, chờ khi tuồng mở màn thì ném lon lên sàn diễn, hàng trăm con cào cao mang theo nước tiểu, nước cống bắn tứ tung, báo hại đào kép lo đỡ không kịp, quên cả tuồng diễn, trẻ con được một dịp cười hả dạ.
Không chỉ thông minh, thương người, tính cách công tử Lời còn rất cứng rắn và hiếu động. Lần đó, nhà có đám tang, gia đình mời thầy tu đến cúng, con cháu quỳ lạy xung quanh. Do thầy tu tụng kinh dài quá, công tử Lời quỳ mỏi chân nên lén lấy cây nhang châm đít thầy tu. Đang tụng kinh, thầy tu "á" lên một tiếng nhưng vẫn tiếp tục tụng kinh.
Công tử Lời châm thêm hai lần nữa nhưng thầy tu vẫn không ngừng tụng, con cháu xung quanh bắt đầu cười rúc rích. Được nước, Lời châm thêm một cái thật đau, lần này thầy tu không chịu được nữa nên mách cha mẹ công tử Lời. Bị rầy la, công tử Lời nói: "Tại tụng lâu làm tôi quỳ đau đầu gối, thấy không?". Cả huyện biết chuyện nay kháo nhau cười.
Cô Hồng Hoa (con gái lớn của công tử Lời) kể lại: "Khi đã có vợ, công tử Lời vẫn thích ngao du cùng bạn bè. Hôm đó có đám Sơn Đông mãi võ về chợ Cái Nhum bán thuốc, nhiều loại cao cấp được bỏ vào hộp trong rất đẹp. Đám con nít thích thú thò tay vào sờ mó, mân mê, chủ Sơn Đông mãi võ thấy thế thì quát mắng, công tử Lời đi qua thấy thế thì can thiệp: "Trẻ con biết gì mà mắng chúng nó".
Nghe vậy gánh Sơn Đông tỏ ra khó chịu, lại còn đòi đánh công tử Lời. Không nhịn được, công tử Lời nhào vô đánh liền, gia nhân chạy ra can thiệp mới giải tán. Chuyện công tử Lời bênh vực kẻ nghèo, người yếu thế ở chợ Cái Nhum rất thường xuyên nên rất được mọi người quý mến”.
Ông Nguyễn Hoàng Phong (cháu ngoại công tử Lời) trao đổi với phóng viên
Nổi tiếng thương người
Lớn lên trong nhung lụa, được cha mẹ yêu thương, có kẻ hầu người hạ, lẽ ra công tử Lời an nhàn hưởng phú quý vinh hoa, nhưng với bản tính thương người, ông đồng cảm với nhiều cảnh đời khổ sở trong xã hội. Thuở đó, giặc Pháp bắt nhân dân ta phải đóng thuế thân, rất căm tức nhưng chưa thể làm gì được nên phải chấp hành.
Nhiều tá điền, dân nghèo trong chợ bị bắt nhốt vào bót vì không có tiền đóng thuế thân, công tử Lời đích thân đi đóng thuế và yêu cầu thả họ ra, lại còn sai gia nhân tìm những người có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ. Không chỉ đóng thuế thay dân nghèo, trong những lần được cha sai đi thu lúa ruộng, công tử Lời sống hòa nhập với tá điền, cùng ngồi bệt trên nền nhà ăn cơm, ăn bắp vả nấu với mắm cá sặc cùng họ.
Rồi khi về nhà, mười lần như một công tử Lời về báo cáo: "Năm nay thất mùa, tía bớt cho người ta nghe". Ông còn thay mặt tá điền xin giảm địa tô cho họ mỗi khi mùa màng thất bát.
Bà Huỳnh Quan Thư nhớ lại: "Khi tôi mới lên 10 tuổi đã được mẹ kể cho nghe chuyện của dượng Bảy Lời. Ngày ông Châu Xuyên còn sống, tết đến tá điền khắp nơi mang gà đến biếu, nhốt chật con hẻm nhỏ bên hông nhà. Khi ông Châu Xuyên mất rồi, tá điền mang gà vịt ra cho, công tử Lời đều khoát tay biểu đem về nhà cúng ông bà, không nhận một con nào. Ngày tết tá điền thường đến nhà các quan dọn dẹp nhà cửa, riêng nhà công tử Lời thì không cho ai đến làm.
Hai người con gái lớn của ông thắc mắc thì được công tử Lời nói: "Người ta phải lo làm ruộng, đong lúa cho mình, tết tá điền cũng lo cúng ông bà như mình thôi con à". Tá điền ai cũng thương, cũng quý mến, xem công tử Lời như một chỗ dựa, một người biết chia sẻ. Còn những bậc Hương trưởng, Hương tề trong huyện thì kính nể ông bởi cần việc gì là ông giúp cả tinh thần và vật chất".
Chắt lọc những mẩu chuyện được nghe kể lại, ông Nguyễn Hoàng Phong (cháu ngoại của công tử Lời) chia sẻ với chúng tôi câu chuyện khá thú vị về ông ngoại của mình: "Mỗi lần vào thăm ruộng, ông ngoại ăn mặc rất đàng hoàng, nhưng khi về chỉ còn lại mỗi cái quần ngắn và chiếc áo cộc tay. Hỏi ông thì ông trả lời là vì thấy tá điền nghèo quá, không có đồ mặc nên cho hết. Mỗi dịp tết đến, công tử Lời sai gia nhân ra chợ mua vải cây về phát cho tá điền may quần áo, lại cho cả tiền công may nữa.
Mỗi dịp may quần áo cho công tử Lời, bà Bòi thường chọn vải tốt, may một lúc 4 - 5 bộ. Bản tính thích ngao du đây đó, mỗi lần đi chơi ông thường mang một va li đầy quần áo, khi về chỉ còn một bộ đồ trên người, bà Bòi hỏi, công tử Lời đáp: "Cho anh em hết rồi, má may cho tui mấy bộ mới nghe". Những việc làm này đã tạo vỏ bọc cho công tử Lời để ông có điều kiện thuận lợi khi tham gia cách mạng sau này.
Được công nhận là Liệt sĩ
Sau khi công tử Lời hy sinh ngoài Côn Đảo, mọi người dường như lãng quên ông. Tuy nhiên, trong quá trình sưu tầm tài liệu về hoạt động cách mạng của công tử Lời, người nhà của ông đã gặp được rất nhiều người là bạn, là đồng đội với công tử Lời, được họ tác động và cung cấp thêm thông tin để hoàn thành hồ sơ công nhận Liệt sĩ cho công tử Lời.
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Vĩnh Long, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, trong đó có đồng chí Sao Vàng và Phạm Đình Lộc đã truy tìm ra quá trình công tác của công tử Lời. Các đồng chí đã đề nghị UBND và các cán bộ lão thành cách mạng huyện Măng Thít, xã Chánh Hội cấp giấy báo tử và giấy xác nhận công tử Lời hi sinh ngoài Côn Đảo. Tháng 9.2008, công tử Lời được công nhận là Liệt sĩ.
|
Như đã nói ở trên, vốn là công tử con nhà giàu sang, lại được cha mẹ chiều chuộng, 16 tuổi đã sắm cho xe hơi để ngao du sơn thủy, đi săn bắn khắp lục tỉnh và cả những tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Trong một lần đi chơi ở Long Hồ, công tử Lời tình cờ gặp cô Võ Thị Phối. Cô Năm Phối lớn hơn ông hai tuổi, không phải một tuyệt thế giai nhân nhưng có khuôn mặt tròn ưa nhìn, đặc biệt có làn da trắng và đôi bàn tay, bàn chân rất đẹp.
Gặp cô Năm Phối rồi ông mê mẩn, hỏi thăm thân thế mới biết con nhà gia giáo rất đàng hoàng, là con thứ tư của Hương Cả Tường, nổi tiếng sống đạo đức, thanh liêm ở huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Công tử Lời dám một mình đến nhà Hương Cả Tường hỏi cô Năm Phối làm vợ.
Ông Cả Tường không phải là một người ham giàu sang, không phải thấy công tử có xe hơi mà gả con gái. Ngược lại, ông nói công tử Lời không biết làm ăn, sống dựa vào cha mẹ, chỉ lo ăn chơi, nhảy nhót...nên thẳng thừng từ chối.
Đi đường thẳng không được, Công tử Lời tính cách thuyết phục khác. Trở về nhà ông tập hợp 12 giai nhân, mặc quần áo chỉnh tề, mua 12 mâm ngũ quả, quà bánh rồi sai đến nhà Hương Cả Tường dạm ngõ con gái nhưng ông không đi cùng đoàn. Ông bà Cả Tường bất ngờ sai mang về nhưng gia nhân đã được dặn dò trước nên nói nếu ông không nhận thì chúng con không về vì sẽ bị đuổi việc.
Đám gia nhân nhà công tử Lời đứng lâu quá, ông Cả Tường sốt ruột nên mới nhận đại hai mâm, gia nhân vui mừng ra về. Chưa hết, cứ mỗi lần đi săn về, hễ có thành quả thì cho dù là đêm khuya, công tử Lời cũng ghé nhà ông bà Cả Tường chia đôi. Mỗi lần ông đi Sài Gòn về đều có quà biếu, khi thì hộp bánh Tây, gói trà, ký lạp xưởng...
Mỗi lần đến thăm ông đều kính cẩn chắp tay chào rất lễ phép. Ông Cả Tường hỏi gì, nói gì cũng bàn luận được. Công tử Lời không bao giờ ỷ giàu có, ông rất tự tin nhưng không tự cao tự đại, những đức tính này cộng với việc ông Cả Tường có nghe tiếng về nhân cách, tình thương người của công tử Lời nên rất tâm phục khẩu phục, sau rồi đồng ý gả cô Năm Phối cho ông.
Chị Hồng Nhựt (con gái của công tử Lời) kể: "Gả cô Năm Phối cho công tử Lời được tròn năm thì ông Cả Tường bị bệnh mất (1929). Cô Năm Phối rất thật thà, ngoan ngoãn nên rất được chồng và cha mẹ chồng quý mến. Về phần ông Châu Xuyên, trước khi mất ông đã làm di chúc đầy đủ. Phần tài sản gây dựng sau khi cưới bà Bòi ông chia thêm cho ba người con dòng trước. Tuy nhiên phần của công tử Lời vẫn được ưu tiên hơn cả.
“Khoảng năm 1928, ông ngoại tôi (ông Châu Xuyên) bị bệnh nặng biết mình không thể qua khỏi nên ông gọi con dâu (Năm Phối) vào buồng riêng rồi giao cho một va ly bằng nhôm (ngang 3 tấc, dài 4 tấc, cao 1 tấc) trong chứa toàn giấy bạc 100 đồng xếp ngay ngắn, đầy ắp, sai cất giữ để nuôi con, lo cho chồng. Cả va li bạc này, về sau đã dùng trong việc chạy lo cho ba tôi ra tù và thăm nuôi ông", chị Hồng Nhựt (con gái công tử Lời) kể lại.
Năm lần vào tù ra tội và hy sinh vì Tổ quốc
Mười bảy tuổi, công tử Lời cưới cô Năm Phối rồi rước về ở cùng với cha mẹ ở Cái Nhum. Tuy mới cưới vợ và rất yêu cô Năm Phối nhưng công tử Lời rất ít khi ở nhà, hay đi vắng hai ba hôm, có khi cả tuần. Thời gian này có thể ông đã gặp cách mạng và bắt đầu tham gia hoạt động.
Theo những tài liệu mà bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng dượng) có được thì công tử Lời tham gia cách mạng từ những năm 1929 - 1930. Sau nhiều lần bị bắt, được thả, đến năm 1939, ông bị bắt lần cuối và bị đày đi Côn Đảo rồi hy sinh vào ngày 25.7.1943, được chôn cất tại nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo) đến nay đã 70 năm.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, cùng với nhiều nhân chứng sống như ông Nguyễn Thành Thơ (Mười Thơ, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM), cô Võ Thị Dung (nguyên Bí thư huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), gia đình đồng chí Nguyễn Văn Thời (Tư Thời, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Cái Nhum lúc bấy giờ, nay đã hy sinh)...thì có thể khẳng định công tử Lời bị bắt tổng cộng là 5 lần.
Tụi nó bắt công tử Lời như bắt cóc bỏ dĩa, cứ đưa nhiều tiền là lại bảo lãnh được ra tù, rồi sau đó quay lại hoạt động lại bị bắt tiếp. Lần cuối cùng bị bắt do tội quá nặng và rõ ràng nên không thể cứu ông, chúng đưa công tử Lời ra Côn Đảo và ông đã hy sinh trước khi được mãn hạn tù đúng sáu ngày.
Không chỉ hăng hái tham gia cách mạng, công tử Lời còn dựng nhà trong phần đất nhà mình để nuôi giấu cán bộ, và làm trạm dừng chân cho những cán bộ đi công tác. Ông Nguyễn Thành Thơ (Mười Thơ, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP. HCM) cho biết: "Năm tôi 13 tuổi, đi làm giao liên, đưa thư từ cho anh Nguyễn Văn Linh (nguyên Tổng bí thư Trung ương Đảng) tại nhà công tử Lời.
Mỗi khi nhà có khách, công tử Lời thường tự xách giỏ rủ tôi đi chợ, rất rành về giá cả, mua những thứ ngon về cho anh Nguyễn Văn Linh nấu. Nhà công tử Lời cũng là nơi các đồng chí Xứ ủy từ miền Bắc vào Nam công tác dừng chân trước khi tỏa đi các nơi làm nhiệm vụ như Tam Bình, Trà Vinh, Sài Gòn".
Vốn bậc công tử giàu sang nhưng lại thương người, từ bỏ con đường nhung lụa được cha mẹ trải thảm, ông đi theo con đường cách mạng. Về huyện Măng Thít hỏi những bậc bô lão về công tử Lời ai cũng bảo công tử Lời là người nhân đức, hay giúp đỡ người nghèo, hành hiệp trượng nghĩa và khi được cách mạng giác ngộ thì đi theo, để rồi phải hi sinh khi tuổi đời còn quá trẻ.
Cái chết của công tử Lời chỉ 6 ngày trước khi mãn hạn tù đến nay vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Nhưng với những cứ liệu mà gia đình công tử Lời có được thì có thể bọn giặc Pháp đã thủ tiêu ông, vì chúng biết chắc khi thả ông ra ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng.
Mười lăm năm hoạt động cách mạng, nhiều lần bị bắt, bị tra tấn dã man, công tử Lời vẫn kiên trung, một lòng một dạ đi trên con đường đầy chông gai, thử thách với ước mong góp phần giành độc lập cho đất nước, quyền sống cho con người. Đó là sự hy sinh cao cả, rất đáng để trân trọng.
Mở hiệu sách để tuyên truyền tư tưởng của Đảng
Ông Nguyễn Thành Thơ cho biết, khoảng 1937 - 1939, công tử Lời mở một hiệu sách tại Cần Thơ lấy tên là Đời Mới, chuyên bán sách cách mạng, sách tiến bộ. Đây cũng là thời kỳ Mặt trận bình dân bên Pháp nắm quyền nên sách này được bán tự do. Công tử Lời là một người hào hiệp, nhiệt tình tham gia cách mạng, giúp đỡ phương tiện hoạt động, tài chính cho cách mạng rất nhiều. Là lớp người cộng sản đầu tiên của những năm 1930 hoạt động cách mạng trong điều kiện còn nhiều khó khăn, gian khổ nhưng công tử Lời luôn biết vượt lên chính mình, trung thành với lý tưởng cao cả. |
Theo NĐT
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)