Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

FESTIVAL ĐỜN CA TÀI TỬ QUỐC GIA LẦN I- BẠC LIÊU 2014- TẦM Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT


Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bạc Liêu đang sẵn sàng chào đón một sự kiện quan trọng mang tầm quốc gia lần đầu tiên tổ chức ở tỉnh: Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT). Sự kiện này không chỉ đơn giản là một lễ hội, mà chính là dịp đặc biệt để tôn vinh một loại hình nghệ thuật đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đồng thời quảng bá những tiềm năng kinh tế, văn hóa của tỉnh đến với bạn bè gần xa…
Biểu diễn ĐCTT Nam bộ. Ảnh: M.Đ
Bảo tồn văn hóa
ĐCTT là một loại hình văn hóa nghệ thuật lâu đời của người dân Nam bộ. Với người Bạc Liêu, ĐCTT là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Sau những giờ lao động vất vả, người nông dân chân chất không phân biệt dân tộc, chung một lòng say mê ĐCTT lại cùng nhau buông những câu ca ngọt lịm.
Ngày nay, ĐCTT không chỉ là nét đẹp văn hóa được người dân Nam bộ say mê mà còn được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sau những loại hình nghệ thuật nổi tiếng khác như ca trù, quan họ Bắc Ninh... Đây là niềm vui, sự tự hào của người phương Nam nói chung và người dân Bạc Liêu nói riêng. Tôn vinh để chung tay giữ gìn, bảo vệ loại hình nghệ thuật này là trách nhiệm của thế hệ hôm nay, nhất là đối với Bạc Liêu, nơi sản sinh ra nhiều nghệ nhân ĐCTT xuất sắc của nghệ thuật ĐCTT Nam bộ; quê hương của bản “Dạ cổ hoài lang”, tiền thân của bản vọng cổ ngày nay. Ông Trương Minh Chiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cho biết: “Festival ĐCTT quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Đây là dịp để tôn vinh nghệ thuật ĐCTT đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, qua đó góp phần bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật của văn hóa dân tộc”. Nghệ thuật ĐCTT được tôn vinh sẽ khuyến khích thế hệ trẻ hôm nay tìm hiểu về lịch sử cũng như tiếp nối giữ gìn tinh hoa văn hóa nghệ thuật mà cha ông để lại.
Không chỉ tôn vinh bằng lời nói, Bạc Liêu còn có hành động thiết thực thông qua việc ra mắt quỹ hỗ trợ nghệ nhân ĐCTT nhân dịp Festival. Hỗ trợ nghệ nhân là cách làm cụ thể nhất, cấp thiết nhất để nghệ thuật dân tộc được lưu giữ trong các thế hệ mai sau.
Quảng bá tiềm năng
Ngoài ý nghĩa tôn vinh văn hóa truyền thống của dân tộc, Festival ĐCTT còn là “cơ hội vàng” để hình ảnh, tiềm năng về đất nước, con người Bạc Liêu được giới thiệu một cách rộng rãi đến du khách cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có nhiều điểm đến hấp dẫn trong du lịch, nhiều tiềm năng về nông nghiệp, thủy sản nhưng đến nay Bạc Liêu vẫn chưa thật sự phát huy hết những thế mạnh của mình. Và festival chính là một hoạt động để xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch rất hiệu quả mà nhiều tỉnh, thành khác đã từng làm và gặt hái được nhiều thành công. Những mặt hàng nông - thủy sản, những dự án đầu tư trên các lĩnh vực sẽ được giới thiệu cho các nhà đầu tư đến từ khắp nơi thông qua các hoạt động trong khuôn khổ Festival, qua đó tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động, góp phần đưa kinh tế của tỉnh phát triển.
Theo kế hoạch, Festival sẽ có nhiều hoạt động sôi nổi như Hội chợ Thương mại - Du lịch; Lễ hội ẩm thực Nam bộ; Chương trình nghệ thuật tôn vinh soạn giả Trọng Nguyễn và soạn giả Yên Lang; Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật; Triển lãm nhạc cụ dân tộc; Triển lãm sinh vật cảnh; Tổ chức không gian ĐCTT Nam bộ; Khánh thành dự án mở rộng khu lưu niệm Nghệ thuật ĐCTT Nam bộ và nghệ nhân Cao Văn Lầu... Những hoạt động đặc sắc hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách “bữa tiệc” thịnh soạn với đầy đủ “món ngon” về âm nhạc, ẩm thực, nhiếp ảnh... Với vai trò là chủ nhà được vinh dự tổ chức Festival ĐCTT quốc gia lần đầu tiên, Bạc Liêu đã và đang cố gắng hết mình để tổ chức thành công một sự kiện văn hóa ấn tượng và khó quên.
Theo Lâm Anh – Báo Bạc Liêu






Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014: Tầm ý nghĩa đặc biệt
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bạc Liêu đang sẵn sàng chào đón một sự kiện quan trọng mang tầm quốc gia lần đầu tiên tổ chức ở tỉnh: Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT). Sự kiện này không chỉ đơn giản là một lễ hội, mà chính là dịp đặc biệt để tôn vinh một loại hình nghệ thuật đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đồng thời quảng bá những tiềm năng kinh tế, văn hóa của tỉnh đến với bạn bè gần xa…
http://festivaldoncataituquocgia.baclieu.gov.vn/_layouts/LacVietBIO/fckUpload_BL/SiteChinh/2014-4/DCTT2442014_860.jpg
Biểu diễn ĐCTT Nam bộ. Ảnh: M.Đ
Bảo tồn văn hóa
ĐCTT là một loại hình văn hóa nghệ thuật lâu đời của người dân Nam bộ. Với người Bạc Liêu, ĐCTT là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Sau những giờ lao động vất vả, người nông dân chân chất không phân biệt dân tộc, chung một lòng say mê ĐCTT lại cùng nhau buông những câu ca ngọt lịm.
Ngày nay, ĐCTT không chỉ là nét đẹp văn hóa được người dân Nam bộ say mê mà còn được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sau những loại hình nghệ thuật nổi tiếng khác như ca trù, quan họ Bắc Ninh... Đây là niềm vui, sự tự hào của người phương Nam nói chung và người dân Bạc Liêu nói riêng. Tôn vinh để chung tay giữ gìn, bảo vệ loại hình nghệ thuật này là trách nhiệm của thế hệ hôm nay, nhất là đối với Bạc Liêu, nơi sản sinh ra nhiều nghệ nhân ĐCTT xuất sắc của nghệ thuật ĐCTT Nam bộ; quê hương của bản “Dạ cổ hoài lang”, tiền thân của bản vọng cổ ngày nay. Ông Trương Minh Chiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cho biết: “Festival ĐCTT quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Đây là dịp để tôn vinh nghệ thuật ĐCTT đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, qua đó góp phần bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật của văn hóa dân tộc”. Nghệ thuật ĐCTT được tôn vinh sẽ khuyến khích thế hệ trẻ hôm nay tìm hiểu về lịch sử cũng như tiếp nối giữ gìn tinh hoa văn hóa nghệ thuật mà cha ông để lại.
Không chỉ tôn vinh bằng lời nói, Bạc Liêu còn có hành động thiết thực thông qua việc ra mắt quỹ hỗ trợ nghệ nhân ĐCTT nhân dịp Festival. Hỗ trợ nghệ nhân là cách làm cụ thể nhất, cấp thiết nhất để nghệ thuật dân tộc được lưu giữ trong các thế hệ mai sau.
Quảng bá tiềm năng
Ngoài ý nghĩa tôn vinh văn hóa truyền thống của dân tộc, Festival ĐCTT còn là “cơ hội vàng” để hình ảnh, tiềm năng về đất nước, con người Bạc Liêu được giới thiệu một cách rộng rãi đến du khách cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có nhiều điểm đến hấp dẫn trong du lịch, nhiều tiềm năng về nông nghiệp, thủy sản nhưng đến nay Bạc Liêu vẫn chưa thật sự phát huy hết những thế mạnh của mình. Và festival chính là một hoạt động để xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch rất hiệu quả mà nhiều tỉnh, thành khác đã từng làm và gặt hái được nhiều thành công. Những mặt hàng nông - thủy sản, những dự án đầu tư trên các lĩnh vực sẽ được giới thiệu cho các nhà đầu tư đến từ khắp nơi thông qua các hoạt động trong khuôn khổ Festival, qua đó tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động, góp phần đưa kinh tế của tỉnh phát triển.
Theo kế hoạch, Festival sẽ có nhiều hoạt động sôi nổi như Hội chợ Thương mại - Du lịch; Lễ hội ẩm thực Nam bộ; Chương trình nghệ thuật tôn vinh soạn giả Trọng Nguyễn và soạn giả Yên Lang; Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật; Triển lãm nhạc cụ dân tộc; Triển lãm sinh vật cảnh; Tổ chức không gian ĐCTT Nam bộ; Khánh thành dự án mở rộng khu lưu niệm Nghệ thuật ĐCTT Nam bộ và nghệ nhân Cao Văn Lầu... Những hoạt động đặc sắc hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách “bữa tiệc” thịnh soạn với đầy đủ “món ngon” về âm nhạc, ẩm thực, nhiếp ảnh... Với vai trò là chủ nhà được vinh dự tổ chức Festival ĐCTT quốc gia lần đầu tiên, Bạc Liêu đã và đang cố gắng hết mình để tổ chức thành công một sự kiện văn hóa ấn tượng và khó quên.
Theo Lâm Anh – Báo Bạc Liêu







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

vedeoclip