Quy tắc
về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngành Thư viện - Thông tin
Lời nói
đầu: Bản quy tắc về đạo đức nghề nghiệp này được xem như các khuyến nghị về mặt
đạo đức mang tính định hướng cho các cán bộ thư viện - thông tin (TV-TT) và
cũng là cơ sở để các Hiệp hội thư viện xem xét khi xây dựng hoặc chỉnh sửa các
quy định của mình.
Bản quy tắc đạo đức này nhằm:
·
Khuyến khích việc xem xét các nguyên tắc mà cán bộ thông tin - thư viện dựa vào
đó đê xây dựng chính sách và xử lý tình huống.
·
Cải thiện năng lực tự nhân thức về nghề nghiệp.
·
Mang lại sự công khai, minh bạch cho người sử dụng và cả xã hội nói chung.
Bản quy tắc này không nhằm mục đích
thay thế những quy tắc hiện có hoặc hủy bỏ việc bắt buộc các tổ chức nghề
nghiệp phải xây dựng riêng cho mình các quy tắc thông qua quá trình nghiên cứu,
tư vấn và phối hợp soạn thảo. Không nhất thiết phải tuân thủ đầy đủ mọi quy
định của quy tắc này.
Bản quy tắc này được xây dựng dựa trên
sự tin tưởng rằng: Nghề thư viện, xét về bản chất, là một hoạt động đạo đức thể
hiện một phương pháp tiếp cận mang đậm giá trị tới công việc chuyên môn liên
quan đến thông tin.
Sự cần thiết trong hoạt động chia sẻ
các ý tưởng và thông tin trở nên quan trọng hơn trước sự phức tạp ngày càng gia
tăng của xã hội trong những thế kỷ gần đây và điều này tạo ra tiền đề phù hợp
cho các thư viện và thực tiễn hoạt động thư viện.
Vai trò của các cơ quan thông tin và
các cán bộ làm trong ngành thông tin- bao gồm cả thư viện và những người làm
trong các thư viện - trong xã hội hiện đại là hỗ trợ việc tối ưu hóa công tác
lưu trữ và miêu tả các thông tin, cho phép thực hiện việc truy cập thông tin.
Dịch vụ thông tin vì lợi ích an sinh xã
hội, lợi ích văn hóa và lợi ích kinh tế trở thành vần đề trọng tâm của nghề thư
viện và do đó, cán bộ thư viện đảm nhận trong trách xã hội.
Hơn nữa, niềm tin vào sự cần thiết mang
tính nhân bản trong việc chia sẻ thông tin và ý tưởng bao hàm việc công nhận
các quyền liên quan đến thông tin. Ý niệm về quyền con người, đặc biệt được thể
hiện trong Tuyên bố của liên hiệp quốc về Nhân quyền 1948, đòi hỏi tất cả chúng
ta công nhận, thừa nhận mọi người và tôn trọng quyền lợi của họ. Đặc biệt, điều
19 đề cập đến quyền tự do quan điểm, tự do biểu đạt và tự do truy cập thông tin
dành cho tất cả mọi người.
Điều 19 đã thể hiện rõ quyền được:
"tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin ý tưởng trên mọi phương tiện
truyền thông và phi biên giới" - điều này đã tạo nền tảng rõ ràng cho các
thư viện và thực tiễn của công tác thư viện hiện đại, tiến bộ. Trong rất nhiều
các bản báo cáo, tuyên ngôn, chính sách và các tài liệu nghiệp vụ của mình,
IFLA đã mở rộng nhận thức về công việc liên quan đến thông tin. Công việc này
tiềm ẩn trong đó ý niệm về các quyền thông tin và tầm quan trọng của chúng đối
với nghề nghiệp và xã hội nói chung. Sự nhấn mạnh về quyền thông tin cũng buộc
cán bộ TV-TT phải thực hiện việc đánh giá một cách có nguyên tắc các văn bản
pháp lý phù hợp và họ phải được chuẩn bị sắc sàng để thực hiện việc tham vấn,
cung cấp thông tin; ủng hộ việc cải thiện cả về nội dung lẫn công tác điều
hành, quản lý của pháp luật.
Các điều khoản của bản quy tắc đạo
đứcnày được xây dựng trên các nguyên tắc cốt lõi nêu trong lời mở đầu nhằm gợi
mở một số những đề xuất về việc thực hiện của các cán bộ trong ngành. IFLA nhận
thyas mặc dù các nguyên tắc cốt lõi này nên giữ vai trò trọng tâm trong bất kỳ
quy tắc tương tự nhưng cũng dần điều chỉnh các chi tiết cụ thể tùy thuộc vào
đực thù xã hội, giới chuyện môn hoặc cộng đồng mạng. Xây dựng bản quy tắc là
một chức năng thiết yếu của một hiệp hội nghề nghiệp, cũng như việc thể hiện
đạo đức là một điều cần thiết cho tất cả các ngành nghề. IFLA giới thiệu bản
quy tắc đạo đức nghề nghiệp đến tất cả các hội thành viên, các tổ chức và từng
cán bộ TV-TT vì các mục đích kể trên.
IFLA cam kết sẽ thực hiện việc chỉnh
sửa bản quy tắc này vào thời điểm thích hợp.
1. Tiếp cận thông tin
Nhiệm vụ cốt lõi của cán bộ TV-TT là
đảm bảo việc tiếp cận thông tin của tất cả mọi người nhằm mục đích phát triển
cá nhân, giáo dục, văn hóa, giải trí, hoạt động kinh tế và được tham gia một
cách chủ động vào nền dân chủ và tăng cường dân chủ.
Cán bộ TV-TT không áp dụng cách từ chối
và hạn chế việc tiếp cận đến các thông tin và ý tưởng, đặc biệt là qua sự kiểm
duyệt (nếu có) do các quốc gia, chính phủ, hoặc các tổ chức tôn giáo, các tổ
chức dân sự xã hội quy định.
Các cán bộ TV-TT cung cấp dịch vụ cho
công chúng nên cần thực hiện mọi nỗ lực đề người dân được tiếp cận tới các kho
tài liệu và các dịch vụ một cách miễn phí. Nếu phí thành viên và các chi phí
hành chính là bắt buộc, nên giữ ở mức thấp nhất có thể và cần tìm ra các giải
pháp mang tính thực tiễn để những người thiết thòi trong xã hội vẫn được đảm
bảo quyền lợi.
Các cán bộ TV-TT thực hiện việc quảng
bá và phổ biến rộng rãi về kho tài liệu và các dịch vụ thư viện để người sử
dụng hiện tại và người sử dụng tiềm năng nhận biết được sự tồn tại và tính hiện
hữu của chúng.
Cán bộ TV-TT sử dụng những cách hiệu
quả nhất để đưa được tài liệu đến tận tay người dùng. Để đạt được mục đích này,
họ phải đảm bảo rằng trang web của các thư viện và tổ chức thông tin khác tuân
thủ theo các chuẩn quốc tế về việc tiếp cận và truy cập mà không bị ảnh hưởng
bởi các rào cản.
2. Trách nhiệm đối với mỗi người dân và
toàn xã hội
Khi đề cập đến sự phân biệt đối xử và
thúc đẩy sự giảm trừ phân biệt đối xử, cán bộ TV-TT cần đảm bảo rằng các quyền
truy cập, tiếp cận thông tin đều không bị chối bỏ và các dịch vụ mang tính công
bằng cần được dành cho tất cả mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, quốc
tịch, thái độ chính trị, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, giới tính,
tài sản, trình độ học vấn, thu nhập, nguồn gốc, chủng tộc, tôn giáo.
Cán bộ TV-TT cần tôn trọng các dân tộc
thiểu số có ngôn ngữ riêng trên đất nước và tôn trọng quyền được tiếp cận thông
tin hiển thị bằng ngôn ngữ riêng của họ.
Cán bộ TV-TT thực hiện việc quản lý và
trình bày nội dung thông tin theo cách mà người sử dụng có thể tự chủ động tìm
kiếm thông tin mà họ cần. Cán bộ TV-TT giúp đỡ và hỗ trợ người sử dụng trong
việc tìm tin.
Cán bộ TV-TT cung cấp các dịch vụ để
phát triển các kỹ năng đọc. Họ tăng cường kiến thức thông tin cho mọi người bao
gồm khả năng xác định, định vị, đánh giá, tổ chức, tạo ra, sử dụng và truyền
đạt thông tin. Họ thúc đẩy việc sử dụng thông tin một cách có đạo đức, qua đó
giúp loại bỏ tình trạng đạo văn, các hình thức lạm dụng thông tin và sử dụng
thông tin một cách sai trái.
Cán bộ TV-TT tôn trọng việc bảo vệ trẻ
vị thành niên trong khi vẫn đảm bảo rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến các
quyền thông tin của người lớn.
3. Sự riêng tư, tính bảo mật và sự công
khai
Cán bộ TV-TT luôn tôn trọng sự riêng tư
cá nhân và việc bảo vệ các thông tin cá nhân được trao đổi giữa các cá nhân với
các cơ quan, tổ chức.
Mối quan hệ giữa thư viện và người sử
dụng là một dạng thức mang tính bảo mật, cán bộ TV-TT sẽ thực hiện các biện
pháp phù hợp để đảm bảo rằng thông tin của người sử dụng sẽ không bị phán tán
vượt ra ngoài khuôn khổ giao dịch ban đầu.
Cán bộ TV-TT sẽ hỗ trợ và tham gia vào
quá trình công khai hóa để các hoạt động của chính quyền, chính phủ và doanh
nghiệp đều được thực hiện công khai với sự giám sát của người dân. Cán bộ TV-TT
cũng nhận thức được rằng: vì lợi ích của toàn thể xã hội, các hành vi sai trái,
sự tham nhũng và tội ác cần được phơi bày bằng việc phá vỡ tính bảo mật do
những người làm nhiệm vụ tố giác thực hiện.
4. Truy cập mở và sở hữu trí tuệ
Mối quan tâm của các cán bộ TV-TT là giúp cho người sử dụng thư viện có được
khả năng tiếp cận thông tin và các ý tưởng tốt nhất có thể trên bất kỳ phương
tiện hoặc dạng thức nào. Điều này cũng bao gồm việc hỗ trợ cho các nguyên tắc
của truy cập mở, tài nguyên mở và giấy phép sự dụng mở.
Cán bộ TV-TT đều hướng đến mục đích: tạo điều kiện cho người sử dụng được tiếp
cận thông tin một cách công bằng, nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả.
Cán bộ TV-TT có trách nhiệm chuyên môn là ủng hộ cho các trường hợp ngoại lệ và
những trường hợp hạn chế liên quan đến những hạn định về bản quyền trong thư
viện.
Cán bộ TV-TT là đối tác của các tác giả, nhà xuất bản và các chủ thể sáng tạo
của các tác phẩm được luật bản quyền bảo hộ. Các cán bộ TV-TT công nhân quyền
sở hữu trí tuệ của các tác giả và sẽ thực thi các biện pháp để đảm bảo rằng
quyền của các tác giả được tôn trọng.
Các cán bộ TV-TT thay mặc cho người dùng tin thực hiện việc đàm phán những điều
khoản có lợi nhất trong việc sử dụng các tác phẩm và đảm bảo rằng: việc sử dụng
các tác phẩm này không nhất thiết phải bị cản trở theo các quy định của luật sở
hữu trí tuệ. Văn bản pháp luật của nhà nước cũng cần quy định rõ: việc cho phép
sử dụng các tác phẩm cũng cần tính đến những trường hợp ngoại lệ trong các thư
viện. Cán bộ TV-TT khuyến cáo với chính phủ nên thành lập một cơ chế về sở hữu
trí tuệ, trong đó đảm bảo tôn trọng sự cân bằng giữa lợi ích của những chủ sở
hữu của các quyền lợi và các cá nhân với các thiết chế làm nhiệm vụ phục vụ các
cá nhân đó (thư viện).
Cán bộ TV-TT cũng vận động để các điều khoản liên quan đến bản quyền được thu
hẹp lại, các thông tin đã được công khai thì cần được phổ biến rộng rãi và miễn
phí.
5. Sự tập trung, hội nhập của cá nhân
và các kỹ năng chuyên môn.
Cán bộ TV-TT nghiệm túc đảm bảo tính trung lập và lập trường không thiên vị
liên quan đến vốn tài liệu, việc tiếp cận và các dịch vụ. Tính trung lập thể
hiện rõ ở các kho tài liệu mang tính quân bình nhất, việc tiếp cận tài liệu tới
các thông tin có thể tiếp cận được cũng thể hiện tính công bằng.
Cán bộ TV-TT định rõ và công bố chính sách của họ liên quan đến việc lựa chọn,
tổ chức, bảo quản, cung cấp và phổ biến thông tin.
Cán bộ TV-TT có sự phân định rõ ràng giữa những niềm tim mang tính cá nhân của
họ với các nhiệm vụ chuyên môn. Họ không thúc đẩy các lợi ích cá nhân hoặc các
niềm tin mang tính cá nhân - điều đó làm mất đi tính trung lập.
Cán bộ TV-TT có quyền tự do ngôn luận trong môi trường làm việc, miễn là điều
đó không vi phạm nguyên tắc trung lập đối với người sử dụng thư viện.
Cán bộ TV-TT cho ràng tham nhũng có ảnh hưởng trực tiếp đến nghề thư viện, ví
dụ: tìm nhà cung cấp và cung ứng các tài liệu thư viện, việc bổ nhiệm các vị
trí nhân sự trong thư viện, quản lý các hợp đồng và quản lý tài chính trong thư
viện.
Cán bộ TV-TT phấn đấu để đạt đến độ hoàn hảo trong chuyên môn bằng việc duy
trì, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Họ hướng tới mục đích đạt được
chuẩn mực cao nhất trong chất lượng dịch vụ và góp phần nâng cao uy tín nghề
nghiệp.
6. Mối quan hệ đồng nghiệp và mối quan
hệ giữa chủ sở hữu lao động và người lao động.
Cán bộ TV-TT đối xử với nhau trên cơ sở công bằng và tôn trọng lẫn nhau.
Cán bộ TV-TT phản đối sự phân biệt đối xử trong mọi khía cạnh việc làm dựa theo
các lý do tuổi tác, quốc tịch, chính trị, tín ngưỡng, năng lực thể chất hoặc
năng lực tâm thần, giới tính, tình trạng hôn nhân, nguồn gốc, chủng tộc, tôn
giáo.
Cán
bộ TV-TT ủng hộ việc trả lương cũng như các khoản thu nhập khác được thực hiện
một cách công bằng cho cả lao động nam và nữ trong các công việc tương đương.
Cán bộ TV-TT chia sử các kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp; giúp đỡ
và hướng dẫn những người mới vào nghề trong việc gia nhập cộng đồng chuyên môn
và phát triển các kỹ năng. Họ đóng góp cho các hoạt động của hiệp hội nghề
nghiệp và tham gia vào các nghiên cứu và xuất bản phẩm về các vần đề chuyên
môn.
Cán bộ TV-TT luôn nỗ lực để gây dựng được danh tiếng và vị thế dựa trên sự
chuyên nghiệp và hành vi đạo đức của họ. Họ không cạnh tranh với các đồng
nghiệp bằng việc sử dụng các cách phi đạo đức.
(Tổ chức quốc tế các hiệp hội thư viện
(IFLA) ban hành)
Nguồn: Tạp chí Thư
viện Việt Nam
Tác giả: Ngô Hồng Điệp dịch
Tác giả: Ngô Hồng Điệp dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét