Nam kỳ lục tỉnh đã có nhiều công tử, hầu hết trong số họ đều cậy nhờ gia nghiệp của gia đình mà ăn chơi trác táng, chủ xị trong những cuộc truy hoan.
Nhưng cùng thời với những vị công tử nổi danh này còn có một người vượt lên trên những thú tiêu khiển tầm thường, trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên trung, hi sinh vì Tổ quốc. Đó là công tử Lời ở Vĩnh Long.
Thân thế đại công tử xứ Vĩnh Long
Vị công tử mà chúng tôi muốn nhắc đến tên thật là Châu Sanh, sau là còn gọi là Châu Văn Sanh. Nhưng những người trong gia đình thường gọi tên cậu là Lời - Công tử Lời. Công tử Lời sinh ngày 3.4.1911 tại xã Chánh Hội (huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long; nay là thị trấn Cái Nhum, huyện Măng Thít), là con của ông Châu Xuyên và bà Đào Thị Bòi. Cha công tử Lời quê gốc ở Phúc Kiến (Trung Quốc) sang Việt Nam đã nhiều đời.
Công tử Lời
Tài liệu gia đình công tử Lời còn ghi lại rằng, thuở nhỏ, hai mẹ con ông Châu Xuyên sống rất nghèo khổ, hằng ngày ông Châu Xuyên phải ra chợ bán đủ thứ, từ đậu phộng rang, đến lục lạc làm đồ chơi cho trẻ con. Cuộc sống đạm bạc qua ngày, nhưng cũng nhờ có duyên nên ông Châu Xuyên bán gì cũng đắt hàng, có lãi, cuộc sống ngày thêm khấm khá hơn. Khi có tiền, ông Châu Xuyên cùng mẹ mua đất, cất một căn nhà ngay chợ Cái Nhum.
Từ khi có nhà, ông mở thêm tiệm hốt thuốc trị bệnh ho, bệnh ban và cả thuốc xổ, ông làm phước nhiều nên được nhiều người kính trọng. Ngoài bán thuốc tại nhà, ông Châu Xuyên còn tích góp tiền bạc, mua ruộng đất rồi cho tá điền thuê lại, tiền thu về ngày một nhiều. Cảnh sống giàu sang nhưng ông Châu Xuyên sống rất giản dị, bình thường, tiết kiệm, cũng nhờ những đức tính này mà ông đã để lại được rất nhiều của cải cho con cháu ông sau này.
Ông Châu Xuyên có hai đời vợ, vợ trước của ông là người Hoa đã mất vì bạo bệnh, để lại cho ông ba người con. Duyên vợ chồng đến lần nữa khi ông đi mua bán và gặp bà Đào Thị Bòi là một phụ nữ cũng góa chồng và có hai người con riêng, ông phải lòng bà Bòi và xin rước về Cái Nhum làm vợ.
Bà Bòi thuận theo ông nhưng với điều kiện ông Châu Xuyên phải yêu thương hai người con riêng của bà. Ông bằng lòng và nuôi hai con của bà là ông Năm Thạnh và bà Sáu Lợi như con ruột. Ba người con của ông Châu Xuyên là ông Hai Tửng, bà Ba Tui, ông Tư Thìn. Về chung sống với nhau đến năm 60 tuổi ông bà mới có với nhau một cậu con trai và đặt tên là Lời.
Năm người con của hai ông bà đều có đủ trai gái nên đó là vốn, nay có thêm cậu út, xem như là lời thêm nên đặt tên là Lời - Bảy Lời. Vốn là gia đình giàu sang nên cậu út Lời được gọi là công tử Lời rồi chết danh từ đó.
Ngôi nhà của công tử Lời, vừa là nơi làm thư viện, vừa nuôi dấu nhiều cán bộ chủ chốt.
Trước khi cưới bà Bòi, ông Châu Xuyên đem tài sản chia đều cho ba người con dòng trước của ông, phần còn lại ông làm ăn thêm, tiền lại đẻ ra tiền, và toàn bộ tài sản đó ông để lại cho công tử Lời. Lời rất khôi ngô, sáng sủa nên được cha mẹ cưng chiều, muốn gì được nấy. Năm 16 tuổi Công tử Lời đã có xe hơi chạy khắp Vĩnh Long, lên Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương để đi săn, ngao du sơn thủy, lục tỉnh không nơi nào là không có dấu chân của công tử Lời.
Cũng nhờ những chuyến đi này mà ông hiểu được cuộc sống người dân nghèo khổ, lại chịu ảnh áp bức bất công nên ông rất thương dân nghèo. Tuy sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, được ăn học đàng hoàng, được cung phụng đầy đủ nhưng ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ tính cương trực, yêu công bằng lại giàu lòng thương người. Đi chơi với bạn bè công tử Lời không phân biệt sang hèn, nên sau này tại Cái Nhum, khi nhắc đến công tử Lời là người ta dùng hai chữ "bao la - đại đồng".
Bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng Dượng) người nắm giữ nhiều thông tin có giá trị về công tử Lời
Hành hiệp trượng nghĩa
Bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng dượng) trong cuốn sách viết về công tử Lời kể lại rằng: "Lúc công tử Lời mới lên tám tuổi thường hay qua bên kia sông Măng Thít chơi, một hôm thấy có người ỷ thế to lớn ăn hiếp người nghèo yếu thế nên cậu lao vào đánh người này.
Được gia nhân chạy về cấp báo với gia đình, mẹ công tử Lời kêu ông Năm Thạnh (anh cùng mẹ khác cha với công tử Lời) chèo thuyền qua sông xem cớ sự, thấy công tử Lời đang hăng máu húc đầu vào chân, vung tay đánh vào người cao lớn gấp hai mình. Năm Thạnh can gián thì công tử Lời la lên: "Ông này vô cớ ăn hiếp người nghèo vô cớ. Ỷ giàu ỷ lớn muốn ăn hiếp ai cũng được sao? Năm Thạnh và gia nhân phải vất vả can ngăn mới dẫn công tử Lời về được".
Công tử Lời là người “bao la - đại đồng”
Bà Hồng Hoa (con gái công tử Lời) cho biết: "Ba tôi có nhà máy chà gạo ở ngã tư Long Hồ. Nhà máy này do ông hùn vốn với một người Hoa, giao làm quản lý và dặn ông này rằng: Mấy năm thất mùa, dân làng có tới xin, cứ xuất gạo cho rồi trừ vào phần tiền của tôi".
Mấy năm miền Bắc bị thiên tai mất mùa, nghe các anh ngoài đó vận động, ba tôi tặng 2 - 3 ghe bầu đầy lúa, mà không chỉ ủng hộ có một lần mà còn nhiều lần nữa. Bà con Cái Nhum nói công tử Lời "bao la - đại đồng" quả không sai.
"Năm lên 10 tuổi, công tử Lời hay đi chợ một mình, thường thích ăn quà nhưng hễ thấy bạn bè đi qua thì mời vào ăn cùng, một mình ông bao hết. Chiều ra chợ thấy người ta bán hàng ế, công tử Lời đến phá như đạp cho rau bị dập, đá cá thịt văng ra đất, chuối chín bẻ mỗi nải một trái, mía thì lấy mỗi khúc xước một miếng...
Không phải vô tình mà công tử Lời làm thế mà cố ý để những người bán hàng đưa vào tiệm của cha mẹ đòi bồi thường. Đó là cách mà công tử Lời giúp người bán hàng không bị ế, còn giai nhân thì có quà vặt ăn", bà Thư cho biết thêm.
Công tử lời rất thông minh nên được bạn bè xưng làm chỉ huy, chuyên bày mưu tình kế trong những cuộc chơi. Bữa đó, có gánh hát về che rạp biểu diễn ở chợ Cái Nhum, trẻ con không có tiền mua vé nên xé một lỗ nhỏ rồi ghé mắt vào coi. Chủ rạp biết được chơi khăm bằng cách lấy điếu thuốc đang cháy dở châm ngay lỗ rách khiến có đứa suýt mù mắt.
Tụi nhỏ méc công tử Lời, và được ông bày cách: Lấy cào cào bỏ vô lon, rồi đổ nước cống và nước tiểu vào, đậy nắp lon lại, chờ khi tuồng mở màn thì ném lon lên sàn diễn, hàng trăm con cào cao mang theo nước tiểu, nước cống bắn tứ tung, báo hại đào kép lo đỡ không kịp, quên cả tuồng diễn, trẻ con được một dịp cười hả dạ.
Không chỉ thông minh, thương người, tính cách công tử Lời còn rất cứng rắn và hiếu động. Lần đó, nhà có đám tang, gia đình mời thầy tu đến cúng, con cháu quỳ lạy xung quanh. Do thầy tu tụng kinh dài quá, công tử Lời quỳ mỏi chân nên lén lấy cây nhang châm đít thầy tu. Đang tụng kinh, thầy tu "á" lên một tiếng nhưng vẫn tiếp tục tụng kinh.
Công tử Lời châm thêm hai lần nữa nhưng thầy tu vẫn không ngừng tụng, con cháu xung quanh bắt đầu cười rúc rích. Được nước, Lời châm thêm một cái thật đau, lần này thầy tu không chịu được nữa nên mách cha mẹ công tử Lời. Bị rầy la, công tử Lời nói: "Tại tụng lâu làm tôi quỳ đau đầu gối, thấy không?". Cả huyện biết chuyện nay kháo nhau cười.
Cô Hồng Hoa (con gái lớn của công tử Lời) kể lại: "Khi đã có vợ, công tử Lời vẫn thích ngao du cùng bạn bè. Hôm đó có đám Sơn Đông mãi võ về chợ Cái Nhum bán thuốc, nhiều loại cao cấp được bỏ vào hộp trong rất đẹp. Đám con nít thích thú thò tay vào sờ mó, mân mê, chủ Sơn Đông mãi võ thấy thế thì quát mắng, công tử Lời đi qua thấy thế thì can thiệp: "Trẻ con biết gì mà mắng chúng nó".
Nghe vậy gánh Sơn Đông tỏ ra khó chịu, lại còn đòi đánh công tử Lời. Không nhịn được, công tử Lời nhào vô đánh liền, gia nhân chạy ra can thiệp mới giải tán. Chuyện công tử Lời bênh vực kẻ nghèo, người yếu thế ở chợ Cái Nhum rất thường xuyên nên rất được mọi người quý mến”.
Ông Nguyễn Hoàng Phong (cháu ngoại công tử Lời) trao đổi với phóng viên
Nổi tiếng thương người
Lớn lên trong nhung lụa, được cha mẹ yêu thương, có kẻ hầu người hạ, lẽ ra công tử Lời an nhàn hưởng phú quý vinh hoa, nhưng với bản tính thương người, ông đồng cảm với nhiều cảnh đời khổ sở trong xã hội. Thuở đó, giặc Pháp bắt nhân dân ta phải đóng thuế thân, rất căm tức nhưng chưa thể làm gì được nên phải chấp hành.
Nhiều tá điền, dân nghèo trong chợ bị bắt nhốt vào bót vì không có tiền đóng thuế thân, công tử Lời đích thân đi đóng thuế và yêu cầu thả họ ra, lại còn sai gia nhân tìm những người có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ. Không chỉ đóng thuế thay dân nghèo, trong những lần được cha sai đi thu lúa ruộng, công tử Lời sống hòa nhập với tá điền, cùng ngồi bệt trên nền nhà ăn cơm, ăn bắp vả nấu với mắm cá sặc cùng họ.
Rồi khi về nhà, mười lần như một công tử Lời về báo cáo: "Năm nay thất mùa, tía bớt cho người ta nghe". Ông còn thay mặt tá điền xin giảm địa tô cho họ mỗi khi mùa màng thất bát.
Bà Huỳnh Quan Thư nhớ lại: "Khi tôi mới lên 10 tuổi đã được mẹ kể cho nghe chuyện của dượng Bảy Lời. Ngày ông Châu Xuyên còn sống, tết đến tá điền khắp nơi mang gà đến biếu, nhốt chật con hẻm nhỏ bên hông nhà. Khi ông Châu Xuyên mất rồi, tá điền mang gà vịt ra cho, công tử Lời đều khoát tay biểu đem về nhà cúng ông bà, không nhận một con nào. Ngày tết tá điền thường đến nhà các quan dọn dẹp nhà cửa, riêng nhà công tử Lời thì không cho ai đến làm.
Hai người con gái lớn của ông thắc mắc thì được công tử Lời nói: "Người ta phải lo làm ruộng, đong lúa cho mình, tết tá điền cũng lo cúng ông bà như mình thôi con à". Tá điền ai cũng thương, cũng quý mến, xem công tử Lời như một chỗ dựa, một người biết chia sẻ. Còn những bậc Hương trưởng, Hương tề trong huyện thì kính nể ông bởi cần việc gì là ông giúp cả tinh thần và vật chất".
Chắt lọc những mẩu chuyện được nghe kể lại, ông Nguyễn Hoàng Phong (cháu ngoại của công tử Lời) chia sẻ với chúng tôi câu chuyện khá thú vị về ông ngoại của mình: "Mỗi lần vào thăm ruộng, ông ngoại ăn mặc rất đàng hoàng, nhưng khi về chỉ còn lại mỗi cái quần ngắn và chiếc áo cộc tay. Hỏi ông thì ông trả lời là vì thấy tá điền nghèo quá, không có đồ mặc nên cho hết. Mỗi dịp tết đến, công tử Lời sai gia nhân ra chợ mua vải cây về phát cho tá điền may quần áo, lại cho cả tiền công may nữa.
Mỗi dịp may quần áo cho công tử Lời, bà Bòi thường chọn vải tốt, may một lúc 4 - 5 bộ. Bản tính thích ngao du đây đó, mỗi lần đi chơi ông thường mang một va li đầy quần áo, khi về chỉ còn một bộ đồ trên người, bà Bòi hỏi, công tử Lời đáp: "Cho anh em hết rồi, má may cho tui mấy bộ mới nghe". Những việc làm này đã tạo vỏ bọc cho công tử Lời để ông có điều kiện thuận lợi khi tham gia cách mạng sau này.
Mười bảy tuổi đã có vợ
Như đã nói ở trên, vốn là công tử con nhà giàu sang, lại được cha mẹ chiều chuộng, 16 tuổi đã sắm cho xe hơi để ngao du sơn thủy, đi săn bắn khắp lục tỉnh và cả những tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Trong một lần đi chơi ở Long Hồ, công tử Lời tình cờ gặp cô Võ Thị Phối. Cô Năm Phối lớn hơn ông hai tuổi, không phải một tuyệt thế giai nhân nhưng có khuôn mặt tròn ưa nhìn, đặc biệt có làn da trắng và đôi bàn tay, bàn chân rất đẹp.
Gặp cô Năm Phối rồi ông mê mẩn, hỏi thăm thân thế mới biết con nhà gia giáo rất đàng hoàng, là con thứ tư của Hương Cả Tường, nổi tiếng sống đạo đức, thanh liêm ở huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Công tử Lời dám một mình đến nhà Hương Cả Tường hỏi cô Năm Phối làm vợ.
Ông Cả Tường không phải là một người ham giàu sang, không phải thấy công tử có xe hơi mà gả con gái. Ngược lại, ông nói công tử Lời không biết làm ăn, sống dựa vào cha mẹ, chỉ lo ăn chơi, nhảy nhót...nên thẳng thừng từ chối.
Đi đường thẳng không được, Công tử Lời tính cách thuyết phục khác. Trở về nhà ông tập hợp 12 giai nhân, mặc quần áo chỉnh tề, mua 12 mâm ngũ quả, quà bánh rồi sai đến nhà Hương Cả Tường dạm ngõ con gái nhưng ông không đi cùng đoàn. Ông bà Cả Tường bất ngờ sai mang về nhưng gia nhân đã được dặn dò trước nên nói nếu ông không nhận thì chúng con không về vì sẽ bị đuổi việc.
Đám gia nhân nhà công tử Lời đứng lâu quá, ông Cả Tường sốt ruột nên mới nhận đại hai mâm, gia nhân vui mừng ra về. Chưa hết, cứ mỗi lần đi săn về, hễ có thành quả thì cho dù là đêm khuya, công tử Lời cũng ghé nhà ông bà Cả Tường chia đôi. Mỗi lần ông đi Sài Gòn về đều có quà biếu, khi thì hộp bánh Tây, gói trà, ký lạp xưởng...
Mỗi lần đến thăm ông đều kính cẩn chắp tay chào rất lễ phép. Ông Cả Tường hỏi gì, nói gì cũng bàn luận được. Công tử Lời không bao giờ ỷ giàu có, ông rất tự tin nhưng không tự cao tự đại, những đức tính này cộng với việc ông Cả Tường có nghe tiếng về nhân cách, tình thương người của công tử Lời nên rất tâm phục khẩu phục, sau rồi đồng ý gả cô Năm Phối cho ông.
Chị Hồng Nhựt (con gái của công tử Lời) kể: "Gả cô Năm Phối cho công tử Lời được tròn năm thì ông Cả Tường bị bệnh mất (1929). Cô Năm Phối rất thật thà, ngoan ngoãn nên rất được chồng và cha mẹ chồng quý mến. Về phần ông Châu Xuyên, trước khi mất ông đã làm di chúc đầy đủ. Phần tài sản gây dựng sau khi cưới bà Bòi ông chia thêm cho ba người con dòng trước. Tuy nhiên phần của công tử Lời vẫn được ưu tiên hơn cả.
“Khoảng năm 1928, ông ngoại tôi (ông Châu Xuyên) bị bệnh nặng biết mình không thể qua khỏi nên ông gọi con dâu (Năm Phối) vào buồng riêng rồi giao cho một va ly bằng nhôm (ngang 3 tấc, dài 4 tấc, cao 1 tấc) trong chứa toàn giấy bạc 100 đồng xếp ngay ngắn, đầy ắp, sai cất giữ để nuôi con, lo cho chồng. Cả va li bạc này, về sau đã dùng trong việc chạy lo cho ba tôi ra tù và thăm nuôi ông", chị Hồng Nhựt (con gái công tử Lời) kể lại.
Năm lần vào tù ra tội và hy sinh vì Tổ quốc
Mười bảy tuổi, công tử Lời cưới cô Năm Phối rồi rước về ở cùng với cha mẹ ở Cái Nhum. Tuy mới cưới vợ và rất yêu cô Năm Phối nhưng công tử Lời rất ít khi ở nhà, hay đi vắng hai ba hôm, có khi cả tuần. Thời gian này có thể ông đã gặp cách mạng và bắt đầu tham gia hoạt động.
Theo những tài liệu mà bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng dượng) có được thì công tử Lời tham gia cách mạng từ những năm 1929 - 1930. Sau nhiều lần bị bắt, được thả, đến năm 1939, ông bị bắt lần cuối và bị đày đi Côn Đảo rồi hy sinh vào ngày 25.7.1943, được chôn cất tại nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo) đến nay đã 70 năm.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, cùng với nhiều nhân chứng sống như ông Nguyễn Thành Thơ (Mười Thơ, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM), cô Võ Thị Dung (nguyên Bí thư huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), gia đình đồng chí Nguyễn Văn Thời (Tư Thời, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Cái Nhum lúc bấy giờ, nay đã hy sinh)...thì có thể khẳng định công tử Lời bị bắt tổng cộng là 5 lần.
Tụi nó bắt công tử Lời như bắt cóc bỏ dĩa, cứ đưa nhiều tiền là lại bảo lãnh được ra tù, rồi sau đó quay lại hoạt động lại bị bắt tiếp. Lần cuối cùng bị bắt do tội quá nặng và rõ ràng nên không thể cứu ông, chúng đưa công tử Lời ra Côn Đảo và ông đã hy sinh trước khi được mãn hạn tù đúng sáu ngày.
Không chỉ hăng hái tham gia cách mạng, công tử Lời còn dựng nhà trong phần đất nhà mình để nuôi giấu cán bộ, và làm trạm dừng chân cho những cán bộ đi công tác. Ông Nguyễn Thành Thơ (Mười Thơ, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP. HCM) cho biết: "Năm tôi 13 tuổi, đi làm giao liên, đưa thư từ cho anh Nguyễn Văn Linh (nguyên Tổng bí thư Trung ương Đảng) tại nhà công tử Lời.
Mỗi khi nhà có khách, công tử Lời thường tự xách giỏ rủ tôi đi chợ, rất rành về giá cả, mua những thứ ngon về cho anh Nguyễn Văn Linh nấu. Nhà công tử Lời cũng là nơi các đồng chí Xứ ủy từ miền Bắc vào Nam công tác dừng chân trước khi tỏa đi các nơi làm nhiệm vụ như Tam Bình, Trà Vinh, Sài Gòn".
Vốn bậc công tử giàu sang nhưng lại thương người, từ bỏ con đường nhung lụa được cha mẹ trải thảm, ông đi theo con đường cách mạng. Về huyện Măng Thít hỏi những bậc bô lão về công tử Lời ai cũng bảo công tử Lời là người nhân đức, hay giúp đỡ người nghèo, hành hiệp trượng nghĩa và khi được cách mạng giác ngộ thì đi theo, để rồi phải hi sinh khi tuổi đời còn quá trẻ.
Cái chết của công tử Lời chỉ 6 ngày trước khi mãn hạn tù đến nay vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Nhưng với những cứ liệu mà gia đình công tử Lời có được thì có thể bọn giặc Pháp đã thủ tiêu ông, vì chúng biết chắc khi thả ông ra ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng.
Mười lăm năm hoạt động cách mạng, nhiều lần bị bắt, bị tra tấn dã man, công tử Lời vẫn kiên trung, một lòng một dạ đi trên con đường đầy chông gai, thử thách với ước mong góp phần giành độc lập cho đất nước, quyền sống cho con người. Đó là sự hy sinh cao cả, rất đáng để trân trọng.
Thân thế đại công tử xứ Vĩnh Long
Vị công tử mà chúng tôi muốn nhắc đến tên thật là Châu Sanh, sau là còn gọi là Châu Văn Sanh. Nhưng những người trong gia đình thường gọi tên cậu là Lời - Công tử Lời. Công tử Lời sinh ngày 3.4.1911 tại xã Chánh Hội (huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long; nay là thị trấn Cái Nhum, huyện Măng Thít), là con của ông Châu Xuyên và bà Đào Thị Bòi. Cha công tử Lời quê gốc ở Phúc Kiến (Trung Quốc) sang Việt Nam đã nhiều đời.
Công tử Lời
Tài liệu gia đình công tử Lời còn ghi lại rằng, thuở nhỏ, hai mẹ con ông Châu Xuyên sống rất nghèo khổ, hằng ngày ông Châu Xuyên phải ra chợ bán đủ thứ, từ đậu phộng rang, đến lục lạc làm đồ chơi cho trẻ con. Cuộc sống đạm bạc qua ngày, nhưng cũng nhờ có duyên nên ông Châu Xuyên bán gì cũng đắt hàng, có lãi, cuộc sống ngày thêm khấm khá hơn. Khi có tiền, ông Châu Xuyên cùng mẹ mua đất, cất một căn nhà ngay chợ Cái Nhum.
Từ khi có nhà, ông mở thêm tiệm hốt thuốc trị bệnh ho, bệnh ban và cả thuốc xổ, ông làm phước nhiều nên được nhiều người kính trọng. Ngoài bán thuốc tại nhà, ông Châu Xuyên còn tích góp tiền bạc, mua ruộng đất rồi cho tá điền thuê lại, tiền thu về ngày một nhiều. Cảnh sống giàu sang nhưng ông Châu Xuyên sống rất giản dị, bình thường, tiết kiệm, cũng nhờ những đức tính này mà ông đã để lại được rất nhiều của cải cho con cháu ông sau này.
Ông Châu Xuyên có hai đời vợ, vợ trước của ông là người Hoa đã mất vì bạo bệnh, để lại cho ông ba người con. Duyên vợ chồng đến lần nữa khi ông đi mua bán và gặp bà Đào Thị Bòi là một phụ nữ cũng góa chồng và có hai người con riêng, ông phải lòng bà Bòi và xin rước về Cái Nhum làm vợ.
Bà Bòi thuận theo ông nhưng với điều kiện ông Châu Xuyên phải yêu thương hai người con riêng của bà. Ông bằng lòng và nuôi hai con của bà là ông Năm Thạnh và bà Sáu Lợi như con ruột. Ba người con của ông Châu Xuyên là ông Hai Tửng, bà Ba Tui, ông Tư Thìn. Về chung sống với nhau đến năm 60 tuổi ông bà mới có với nhau một cậu con trai và đặt tên là Lời.
Năm người con của hai ông bà đều có đủ trai gái nên đó là vốn, nay có thêm cậu út, xem như là lời thêm nên đặt tên là Lời - Bảy Lời. Vốn là gia đình giàu sang nên cậu út Lời được gọi là công tử Lời rồi chết danh từ đó.
Ngôi nhà của công tử Lời, vừa là nơi làm thư viện, vừa nuôi dấu nhiều cán bộ chủ chốt.
Trước khi cưới bà Bòi, ông Châu Xuyên đem tài sản chia đều cho ba người con dòng trước của ông, phần còn lại ông làm ăn thêm, tiền lại đẻ ra tiền, và toàn bộ tài sản đó ông để lại cho công tử Lời. Lời rất khôi ngô, sáng sủa nên được cha mẹ cưng chiều, muốn gì được nấy. Năm 16 tuổi Công tử Lời đã có xe hơi chạy khắp Vĩnh Long, lên Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương để đi săn, ngao du sơn thủy, lục tỉnh không nơi nào là không có dấu chân của công tử Lời.
Cũng nhờ những chuyến đi này mà ông hiểu được cuộc sống người dân nghèo khổ, lại chịu ảnh áp bức bất công nên ông rất thương dân nghèo. Tuy sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, được ăn học đàng hoàng, được cung phụng đầy đủ nhưng ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ tính cương trực, yêu công bằng lại giàu lòng thương người. Đi chơi với bạn bè công tử Lời không phân biệt sang hèn, nên sau này tại Cái Nhum, khi nhắc đến công tử Lời là người ta dùng hai chữ "bao la - đại đồng".
Bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng Dượng) người nắm giữ nhiều thông tin có giá trị về công tử Lời
Hành hiệp trượng nghĩa
Bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng dượng) trong cuốn sách viết về công tử Lời kể lại rằng: "Lúc công tử Lời mới lên tám tuổi thường hay qua bên kia sông Măng Thít chơi, một hôm thấy có người ỷ thế to lớn ăn hiếp người nghèo yếu thế nên cậu lao vào đánh người này.
Được gia nhân chạy về cấp báo với gia đình, mẹ công tử Lời kêu ông Năm Thạnh (anh cùng mẹ khác cha với công tử Lời) chèo thuyền qua sông xem cớ sự, thấy công tử Lời đang hăng máu húc đầu vào chân, vung tay đánh vào người cao lớn gấp hai mình. Năm Thạnh can gián thì công tử Lời la lên: "Ông này vô cớ ăn hiếp người nghèo vô cớ. Ỷ giàu ỷ lớn muốn ăn hiếp ai cũng được sao? Năm Thạnh và gia nhân phải vất vả can ngăn mới dẫn công tử Lời về được".
Công tử Lời là người “bao la - đại đồng”
Bà Hồng Hoa (con gái công tử Lời) cho biết: "Ba tôi có nhà máy chà gạo ở ngã tư Long Hồ. Nhà máy này do ông hùn vốn với một người Hoa, giao làm quản lý và dặn ông này rằng: Mấy năm thất mùa, dân làng có tới xin, cứ xuất gạo cho rồi trừ vào phần tiền của tôi".
Mấy năm miền Bắc bị thiên tai mất mùa, nghe các anh ngoài đó vận động, ba tôi tặng 2 - 3 ghe bầu đầy lúa, mà không chỉ ủng hộ có một lần mà còn nhiều lần nữa. Bà con Cái Nhum nói công tử Lời "bao la - đại đồng" quả không sai.
"Năm lên 10 tuổi, công tử Lời hay đi chợ một mình, thường thích ăn quà nhưng hễ thấy bạn bè đi qua thì mời vào ăn cùng, một mình ông bao hết. Chiều ra chợ thấy người ta bán hàng ế, công tử Lời đến phá như đạp cho rau bị dập, đá cá thịt văng ra đất, chuối chín bẻ mỗi nải một trái, mía thì lấy mỗi khúc xước một miếng...
Không phải vô tình mà công tử Lời làm thế mà cố ý để những người bán hàng đưa vào tiệm của cha mẹ đòi bồi thường. Đó là cách mà công tử Lời giúp người bán hàng không bị ế, còn giai nhân thì có quà vặt ăn", bà Thư cho biết thêm.
Công tử lời rất thông minh nên được bạn bè xưng làm chỉ huy, chuyên bày mưu tình kế trong những cuộc chơi. Bữa đó, có gánh hát về che rạp biểu diễn ở chợ Cái Nhum, trẻ con không có tiền mua vé nên xé một lỗ nhỏ rồi ghé mắt vào coi. Chủ rạp biết được chơi khăm bằng cách lấy điếu thuốc đang cháy dở châm ngay lỗ rách khiến có đứa suýt mù mắt.
Tụi nhỏ méc công tử Lời, và được ông bày cách: Lấy cào cào bỏ vô lon, rồi đổ nước cống và nước tiểu vào, đậy nắp lon lại, chờ khi tuồng mở màn thì ném lon lên sàn diễn, hàng trăm con cào cao mang theo nước tiểu, nước cống bắn tứ tung, báo hại đào kép lo đỡ không kịp, quên cả tuồng diễn, trẻ con được một dịp cười hả dạ.
Không chỉ thông minh, thương người, tính cách công tử Lời còn rất cứng rắn và hiếu động. Lần đó, nhà có đám tang, gia đình mời thầy tu đến cúng, con cháu quỳ lạy xung quanh. Do thầy tu tụng kinh dài quá, công tử Lời quỳ mỏi chân nên lén lấy cây nhang châm đít thầy tu. Đang tụng kinh, thầy tu "á" lên một tiếng nhưng vẫn tiếp tục tụng kinh.
Công tử Lời châm thêm hai lần nữa nhưng thầy tu vẫn không ngừng tụng, con cháu xung quanh bắt đầu cười rúc rích. Được nước, Lời châm thêm một cái thật đau, lần này thầy tu không chịu được nữa nên mách cha mẹ công tử Lời. Bị rầy la, công tử Lời nói: "Tại tụng lâu làm tôi quỳ đau đầu gối, thấy không?". Cả huyện biết chuyện nay kháo nhau cười.
Cô Hồng Hoa (con gái lớn của công tử Lời) kể lại: "Khi đã có vợ, công tử Lời vẫn thích ngao du cùng bạn bè. Hôm đó có đám Sơn Đông mãi võ về chợ Cái Nhum bán thuốc, nhiều loại cao cấp được bỏ vào hộp trong rất đẹp. Đám con nít thích thú thò tay vào sờ mó, mân mê, chủ Sơn Đông mãi võ thấy thế thì quát mắng, công tử Lời đi qua thấy thế thì can thiệp: "Trẻ con biết gì mà mắng chúng nó".
Nghe vậy gánh Sơn Đông tỏ ra khó chịu, lại còn đòi đánh công tử Lời. Không nhịn được, công tử Lời nhào vô đánh liền, gia nhân chạy ra can thiệp mới giải tán. Chuyện công tử Lời bênh vực kẻ nghèo, người yếu thế ở chợ Cái Nhum rất thường xuyên nên rất được mọi người quý mến”.
Ông Nguyễn Hoàng Phong (cháu ngoại công tử Lời) trao đổi với phóng viên
Nổi tiếng thương người
Lớn lên trong nhung lụa, được cha mẹ yêu thương, có kẻ hầu người hạ, lẽ ra công tử Lời an nhàn hưởng phú quý vinh hoa, nhưng với bản tính thương người, ông đồng cảm với nhiều cảnh đời khổ sở trong xã hội. Thuở đó, giặc Pháp bắt nhân dân ta phải đóng thuế thân, rất căm tức nhưng chưa thể làm gì được nên phải chấp hành.
Nhiều tá điền, dân nghèo trong chợ bị bắt nhốt vào bót vì không có tiền đóng thuế thân, công tử Lời đích thân đi đóng thuế và yêu cầu thả họ ra, lại còn sai gia nhân tìm những người có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ. Không chỉ đóng thuế thay dân nghèo, trong những lần được cha sai đi thu lúa ruộng, công tử Lời sống hòa nhập với tá điền, cùng ngồi bệt trên nền nhà ăn cơm, ăn bắp vả nấu với mắm cá sặc cùng họ.
Rồi khi về nhà, mười lần như một công tử Lời về báo cáo: "Năm nay thất mùa, tía bớt cho người ta nghe". Ông còn thay mặt tá điền xin giảm địa tô cho họ mỗi khi mùa màng thất bát.
Bà Huỳnh Quan Thư nhớ lại: "Khi tôi mới lên 10 tuổi đã được mẹ kể cho nghe chuyện của dượng Bảy Lời. Ngày ông Châu Xuyên còn sống, tết đến tá điền khắp nơi mang gà đến biếu, nhốt chật con hẻm nhỏ bên hông nhà. Khi ông Châu Xuyên mất rồi, tá điền mang gà vịt ra cho, công tử Lời đều khoát tay biểu đem về nhà cúng ông bà, không nhận một con nào. Ngày tết tá điền thường đến nhà các quan dọn dẹp nhà cửa, riêng nhà công tử Lời thì không cho ai đến làm.
Hai người con gái lớn của ông thắc mắc thì được công tử Lời nói: "Người ta phải lo làm ruộng, đong lúa cho mình, tết tá điền cũng lo cúng ông bà như mình thôi con à". Tá điền ai cũng thương, cũng quý mến, xem công tử Lời như một chỗ dựa, một người biết chia sẻ. Còn những bậc Hương trưởng, Hương tề trong huyện thì kính nể ông bởi cần việc gì là ông giúp cả tinh thần và vật chất".
Chắt lọc những mẩu chuyện được nghe kể lại, ông Nguyễn Hoàng Phong (cháu ngoại của công tử Lời) chia sẻ với chúng tôi câu chuyện khá thú vị về ông ngoại của mình: "Mỗi lần vào thăm ruộng, ông ngoại ăn mặc rất đàng hoàng, nhưng khi về chỉ còn lại mỗi cái quần ngắn và chiếc áo cộc tay. Hỏi ông thì ông trả lời là vì thấy tá điền nghèo quá, không có đồ mặc nên cho hết. Mỗi dịp tết đến, công tử Lời sai gia nhân ra chợ mua vải cây về phát cho tá điền may quần áo, lại cho cả tiền công may nữa.
Mỗi dịp may quần áo cho công tử Lời, bà Bòi thường chọn vải tốt, may một lúc 4 - 5 bộ. Bản tính thích ngao du đây đó, mỗi lần đi chơi ông thường mang một va li đầy quần áo, khi về chỉ còn một bộ đồ trên người, bà Bòi hỏi, công tử Lời đáp: "Cho anh em hết rồi, má may cho tui mấy bộ mới nghe". Những việc làm này đã tạo vỏ bọc cho công tử Lời để ông có điều kiện thuận lợi khi tham gia cách mạng sau này.
Được công nhận là Liệt sĩ
Sau khi công tử Lời hy sinh ngoài Côn Đảo, mọi người dường như lãng quên ông. Tuy nhiên, trong quá trình sưu tầm tài liệu về hoạt động cách mạng của công tử Lời, người nhà của ông đã gặp được rất nhiều người là bạn, là đồng đội với công tử Lời, được họ tác động và cung cấp thêm thông tin để hoàn thành hồ sơ công nhận Liệt sĩ cho công tử Lời.
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Vĩnh Long, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, trong đó có đồng chí Sao Vàng và Phạm Đình Lộc đã truy tìm ra quá trình công tác của công tử Lời. Các đồng chí đã đề nghị UBND và các cán bộ lão thành cách mạng huyện Măng Thít, xã Chánh Hội cấp giấy báo tử và giấy xác nhận công tử Lời hi sinh ngoài Côn Đảo. Tháng 9.2008, công tử Lời được công nhận là Liệt sĩ.
|
Như đã nói ở trên, vốn là công tử con nhà giàu sang, lại được cha mẹ chiều chuộng, 16 tuổi đã sắm cho xe hơi để ngao du sơn thủy, đi săn bắn khắp lục tỉnh và cả những tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Trong một lần đi chơi ở Long Hồ, công tử Lời tình cờ gặp cô Võ Thị Phối. Cô Năm Phối lớn hơn ông hai tuổi, không phải một tuyệt thế giai nhân nhưng có khuôn mặt tròn ưa nhìn, đặc biệt có làn da trắng và đôi bàn tay, bàn chân rất đẹp.
Gặp cô Năm Phối rồi ông mê mẩn, hỏi thăm thân thế mới biết con nhà gia giáo rất đàng hoàng, là con thứ tư của Hương Cả Tường, nổi tiếng sống đạo đức, thanh liêm ở huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Công tử Lời dám một mình đến nhà Hương Cả Tường hỏi cô Năm Phối làm vợ.
Ông Cả Tường không phải là một người ham giàu sang, không phải thấy công tử có xe hơi mà gả con gái. Ngược lại, ông nói công tử Lời không biết làm ăn, sống dựa vào cha mẹ, chỉ lo ăn chơi, nhảy nhót...nên thẳng thừng từ chối.
Đi đường thẳng không được, Công tử Lời tính cách thuyết phục khác. Trở về nhà ông tập hợp 12 giai nhân, mặc quần áo chỉnh tề, mua 12 mâm ngũ quả, quà bánh rồi sai đến nhà Hương Cả Tường dạm ngõ con gái nhưng ông không đi cùng đoàn. Ông bà Cả Tường bất ngờ sai mang về nhưng gia nhân đã được dặn dò trước nên nói nếu ông không nhận thì chúng con không về vì sẽ bị đuổi việc.
Đám gia nhân nhà công tử Lời đứng lâu quá, ông Cả Tường sốt ruột nên mới nhận đại hai mâm, gia nhân vui mừng ra về. Chưa hết, cứ mỗi lần đi săn về, hễ có thành quả thì cho dù là đêm khuya, công tử Lời cũng ghé nhà ông bà Cả Tường chia đôi. Mỗi lần ông đi Sài Gòn về đều có quà biếu, khi thì hộp bánh Tây, gói trà, ký lạp xưởng...
Mỗi lần đến thăm ông đều kính cẩn chắp tay chào rất lễ phép. Ông Cả Tường hỏi gì, nói gì cũng bàn luận được. Công tử Lời không bao giờ ỷ giàu có, ông rất tự tin nhưng không tự cao tự đại, những đức tính này cộng với việc ông Cả Tường có nghe tiếng về nhân cách, tình thương người của công tử Lời nên rất tâm phục khẩu phục, sau rồi đồng ý gả cô Năm Phối cho ông.
Chị Hồng Nhựt (con gái của công tử Lời) kể: "Gả cô Năm Phối cho công tử Lời được tròn năm thì ông Cả Tường bị bệnh mất (1929). Cô Năm Phối rất thật thà, ngoan ngoãn nên rất được chồng và cha mẹ chồng quý mến. Về phần ông Châu Xuyên, trước khi mất ông đã làm di chúc đầy đủ. Phần tài sản gây dựng sau khi cưới bà Bòi ông chia thêm cho ba người con dòng trước. Tuy nhiên phần của công tử Lời vẫn được ưu tiên hơn cả.
“Khoảng năm 1928, ông ngoại tôi (ông Châu Xuyên) bị bệnh nặng biết mình không thể qua khỏi nên ông gọi con dâu (Năm Phối) vào buồng riêng rồi giao cho một va ly bằng nhôm (ngang 3 tấc, dài 4 tấc, cao 1 tấc) trong chứa toàn giấy bạc 100 đồng xếp ngay ngắn, đầy ắp, sai cất giữ để nuôi con, lo cho chồng. Cả va li bạc này, về sau đã dùng trong việc chạy lo cho ba tôi ra tù và thăm nuôi ông", chị Hồng Nhựt (con gái công tử Lời) kể lại.
Năm lần vào tù ra tội và hy sinh vì Tổ quốc
Mười bảy tuổi, công tử Lời cưới cô Năm Phối rồi rước về ở cùng với cha mẹ ở Cái Nhum. Tuy mới cưới vợ và rất yêu cô Năm Phối nhưng công tử Lời rất ít khi ở nhà, hay đi vắng hai ba hôm, có khi cả tuần. Thời gian này có thể ông đã gặp cách mạng và bắt đầu tham gia hoạt động.
Theo những tài liệu mà bà Huỳnh Quan Thư (cháu gọi công tử Lời bằng dượng) có được thì công tử Lời tham gia cách mạng từ những năm 1929 - 1930. Sau nhiều lần bị bắt, được thả, đến năm 1939, ông bị bắt lần cuối và bị đày đi Côn Đảo rồi hy sinh vào ngày 25.7.1943, được chôn cất tại nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo) đến nay đã 70 năm.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, cùng với nhiều nhân chứng sống như ông Nguyễn Thành Thơ (Mười Thơ, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM), cô Võ Thị Dung (nguyên Bí thư huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), gia đình đồng chí Nguyễn Văn Thời (Tư Thời, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Cái Nhum lúc bấy giờ, nay đã hy sinh)...thì có thể khẳng định công tử Lời bị bắt tổng cộng là 5 lần.
Tụi nó bắt công tử Lời như bắt cóc bỏ dĩa, cứ đưa nhiều tiền là lại bảo lãnh được ra tù, rồi sau đó quay lại hoạt động lại bị bắt tiếp. Lần cuối cùng bị bắt do tội quá nặng và rõ ràng nên không thể cứu ông, chúng đưa công tử Lời ra Côn Đảo và ông đã hy sinh trước khi được mãn hạn tù đúng sáu ngày.
Không chỉ hăng hái tham gia cách mạng, công tử Lời còn dựng nhà trong phần đất nhà mình để nuôi giấu cán bộ, và làm trạm dừng chân cho những cán bộ đi công tác. Ông Nguyễn Thành Thơ (Mười Thơ, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP. HCM) cho biết: "Năm tôi 13 tuổi, đi làm giao liên, đưa thư từ cho anh Nguyễn Văn Linh (nguyên Tổng bí thư Trung ương Đảng) tại nhà công tử Lời.
Mỗi khi nhà có khách, công tử Lời thường tự xách giỏ rủ tôi đi chợ, rất rành về giá cả, mua những thứ ngon về cho anh Nguyễn Văn Linh nấu. Nhà công tử Lời cũng là nơi các đồng chí Xứ ủy từ miền Bắc vào Nam công tác dừng chân trước khi tỏa đi các nơi làm nhiệm vụ như Tam Bình, Trà Vinh, Sài Gòn".
Vốn bậc công tử giàu sang nhưng lại thương người, từ bỏ con đường nhung lụa được cha mẹ trải thảm, ông đi theo con đường cách mạng. Về huyện Măng Thít hỏi những bậc bô lão về công tử Lời ai cũng bảo công tử Lời là người nhân đức, hay giúp đỡ người nghèo, hành hiệp trượng nghĩa và khi được cách mạng giác ngộ thì đi theo, để rồi phải hi sinh khi tuổi đời còn quá trẻ.
Cái chết của công tử Lời chỉ 6 ngày trước khi mãn hạn tù đến nay vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Nhưng với những cứ liệu mà gia đình công tử Lời có được thì có thể bọn giặc Pháp đã thủ tiêu ông, vì chúng biết chắc khi thả ông ra ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng.
Mười lăm năm hoạt động cách mạng, nhiều lần bị bắt, bị tra tấn dã man, công tử Lời vẫn kiên trung, một lòng một dạ đi trên con đường đầy chông gai, thử thách với ước mong góp phần giành độc lập cho đất nước, quyền sống cho con người. Đó là sự hy sinh cao cả, rất đáng để trân trọng.
Mở hiệu sách để tuyên truyền tư tưởng của Đảng
Ông Nguyễn Thành Thơ cho biết, khoảng 1937 - 1939, công tử Lời mở một hiệu sách tại Cần Thơ lấy tên là Đời Mới, chuyên bán sách cách mạng, sách tiến bộ. Đây cũng là thời kỳ Mặt trận bình dân bên Pháp nắm quyền nên sách này được bán tự do. Công tử Lời là một người hào hiệp, nhiệt tình tham gia cách mạng, giúp đỡ phương tiện hoạt động, tài chính cho cách mạng rất nhiều. Là lớp người cộng sản đầu tiên của những năm 1930 hoạt động cách mạng trong điều kiện còn nhiều khó khăn, gian khổ nhưng công tử Lời luôn biết vượt lên chính mình, trung thành với lý tưởng cao cả. |
Theo NĐT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét