Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

THÔNG BÁO CỦA BAN THƯỜNG VỤ HỘI CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC VŨNG LIÊM.
THÔNG BÁO
V/v hỗ trợ tặng quà cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
năm học 2018 - 2019

Kính gửi: 
- UBND các xã Trung Nghĩa, Trung Ngãi và Trung Thành;
- Hiệu trưởng các trường Tiểu học, Trung học cơ sở 03 xã: Trung Nghĩa, Trung Ngãi và Trung Thành.

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Tết Miền Tây - Nhiều Ca Sỹ [Official]

Quê Hương Mùa Xuân - Nhiều ca sỹ [Hương Sắc Tết Việt] (Official)

Bước Chân Hai Thế Hệ Đặc Biệt - Hạnh Phúc Đầu Xuân [Full]

Đan Nguyên Nhạc Xuân Nhớ Nhà 2018 - Nhạc Tết, Nhạc Vàng Hải Ngoại Đón Xu...

Live 24/7 : Liên KhúcNhạc Xuân Chọn Lọc 2018 || Tết Mậu Tuất

6 LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ CỦA NƯỚC DỪA



          Năm mới Tết đến, nhà nhà đều tiêu thụ dừa tươi  như một loại trái cây không thể thiếu trong dịp lễ truyền thống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những lợi ích về sức khỏe mà dừa có thể mang đến cho các thành viên trong gia đình.
          Tăng lực
          Không khí Tết đến gần cũng là lúc bạn cùng gia đình tất bật dọn dẹp nhà của để đón Tết. Chính lúc này bạn sẽ cần một thức uống giải khát giúp tăng cường sức khỏe để đón Tết thật hiệu quả.
          Hãy nghỉ đến nước dừa tươi, vốn dược giới thể thao xem là thức uống tăng lực giúp phục hồi thể lực nhanh chóng. Nước dừa giúp gia tăng lượng cholesterol tốt, tăng cường hệ tim mạch và giúp bù khoáng, bù nước cực tốt.

ĂN VẢI THẾ NÀO CHO TỐT


            Vải là quả của ngày hè! Trong quả vải có các vitamin C, B5, B7, A, E…, Protein, chất béo, hydratcacbon và các khoáng chất như canxi, kali, sắt, kẽm…rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người mới khỏi bệnh, khô miệng, ăn ít…Thậm chí vải còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
            Tuy nhiên theo các nhà khoa học Mỹ và Ấn Độ trong quả vải có chất hydropyl, glyxerin là thủ phạm gây nên tình trạng ngộ độc khi ăn vải chưa đúng. Các bệnh lý đặc trưng là co giật, thay đổi nhận thức, thường vào sáng sớm và tỉ lệ tử vong cao. Nhưng rủi ro ăn vải chín ngộ độc ở Việt Nam là rất hạn hữu…
            Để tránh tình trạng trên chúng ta cần nhận biết cách ăn vải cho đúng:
            -Tránh ăn quả vải chưa chín đủ, cũng tránh ăn, cắn nhai vào hạt các loại quả này.
            -Không ăn quá nhiều quả vải, không ăn khi đói vì ăn quả tươi khi đói sẽ khiến cơ thể đột ngột  bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Cách tốt nhất nên ăn vải sau bửa cơm 30 phút, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng. Tránh ăn lúc đói, nhưng có thể ăn thêm vào bửa tối ( để đề phòng hạ đường máu).
            -Không ăn khi mắc bệnh đái tháo đường, nhất là phụ nữ mang thai mắc bệnh này . Trong quả tươi chứa hàm lượng đường cao nên khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn các tinh bột dẫn đến tình trạng hạ đường huyết . Trong điều kiện đó gan sẽ không chuyển hóa hết được Fructose, lúc đó có thể lượng đường trong máu sẽ tăng bất thường.
            -Không ăn khi cơ thể nhiệt, mắc bệnh có đờm, vì vải là loại quả có tính nóng. Những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, đang bị thủy đậu, rôm sảy, chắp lẹo mắt… cũng nên hạn chế   ăn trái vải.
            -Không ăn quá 10 quả/ lần vì ăn nhiều sẽ khiến gan sinh hóa, đau rát lưỡi họng, có thể dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt hay chân tay mỏi rã rời…
            -Đối với trẻ em chỉ ăn 3-4 quả/ lần, có thể cắt nhỏ cùi vải cho trẻ ăn để tránh hóc. Khi trẻ ăn cần có sự theo dõi chặt chẽ của người lớn vì đã có nhiều trường hợp trẻ hóc hạt vải.
            -Nên ăn lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải . Khi bóc quả vải ta thấy một lớp màng trắng  có vị hơi chát . Những phần này đều có tác dụng phòng tránh sinh hỏa.
            Xử lý khi bị ngộ độc:
            Nếu ta ăn nhiều vải cùng một lúc thì một lượng lớn đường Glucose vào máu , vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulin tăng lên để hạ  nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi triệu chứng “ say vải”. Khi gặp triệu chứng này nên uống một lý nước đường, sẽ giúp cải thiện tình hình .
            Để phòng trừ ngộ độc trước khi ăn nên ngâm vải vào nước muối  loãng hoặc có thể uống chút nước muối , trà thảo mộc lạnh, canh bí đao…
                                                                                                            Vy Phát
                                                                                                ( Theo sức khỏe cộng đồng)


TỎI - VIÊN KẸO NGẬM THIÊN NHIÊN


          Mỗi buổi sáng khi tỉnh dậy, ngậm ngay một tép tỏi sống vào miệng , kết quả nhận được sẽ khiến bạn bất ngờ.
          Tỏi có tên khoa học là Alium satirum L, tên tiếng Anh là garlic, thuộc họ hành Alliceae, Tỏi mọc khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta tỏi được trồng nhiều nơi, đặc biệt tỏi trồng ở vùng đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi)  có giá trị dược tính cao và rất ngon vì được trồng ở vùng cát trắng lẫn san hô vụn.
          Thành phần hóa học trong tỏi có một chất kháng sinh là allicin một hợp chất sunfua  có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh  đối với vi trùng Staphyllocucus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu, vi trùng tả.
          Từ lâu người ta biết tác dụng của tỏi là làm giảm Cholesterol, ngăn ngừa sự đông máu cục – một nguy cơ gây đột quỵ và tai biến mạch máu não, phòng ngừa cao huyết áp. Tỏi còn có tác dụng làm chậm tiến trình phát triển của các khối u… Trong nhân dân thường dùng tỏi để trị cảm cúm . Tỏi sống dùng 5-15 gam / ngày . Chú ý khí uống cần phải theo dõi huyết áp.

MÂM CỖ TẾT TRUYỀN THỐNG


          Tết thường bắt đầu  từ 30 tháng chạp ( ít nhất đến mừng 6-7 mới hết Tết) ở một số nơi, người ta ăn Tết vui chơi, hội hè đình đám… kéo dài đến hết tháng giêng. Thế nhưng, việc chuẩn bị có khi bắt đầu từ những ngày đầu tháng chạp và phải hoàn tất trước buổi trưa ngày 30, Đây cũng là cách con cháu tưởng nhớ, lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên của mình. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình  mà sắp xếp chuẩn bị mâm cỗ lớn để cúng  đón rước ông bà buổi trưa hoặc chiều 30 và mâm cỗ vào ngày mùng 3 Tết  để tiễn ông bà đi gọi là cúng đưa.
          Do điều kiện địa lý, thói quen trong ăn uống , phong tục của từng miền. Nên mỗi miền có mâm cỗ Tết khác nhau. Ở miền Bắc gọi là mâm cỗ, miền Trung gọi là mâm cộ, miền Nam gọi là mâm cơm cúng ông bà.

vedeoclip