Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

ĂN VẢI THẾ NÀO CHO TỐT


            Vải là quả của ngày hè! Trong quả vải có các vitamin C, B5, B7, A, E…, Protein, chất béo, hydratcacbon và các khoáng chất như canxi, kali, sắt, kẽm…rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người mới khỏi bệnh, khô miệng, ăn ít…Thậm chí vải còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
            Tuy nhiên theo các nhà khoa học Mỹ và Ấn Độ trong quả vải có chất hydropyl, glyxerin là thủ phạm gây nên tình trạng ngộ độc khi ăn vải chưa đúng. Các bệnh lý đặc trưng là co giật, thay đổi nhận thức, thường vào sáng sớm và tỉ lệ tử vong cao. Nhưng rủi ro ăn vải chín ngộ độc ở Việt Nam là rất hạn hữu…
            Để tránh tình trạng trên chúng ta cần nhận biết cách ăn vải cho đúng:
            -Tránh ăn quả vải chưa chín đủ, cũng tránh ăn, cắn nhai vào hạt các loại quả này.
            -Không ăn quá nhiều quả vải, không ăn khi đói vì ăn quả tươi khi đói sẽ khiến cơ thể đột ngột  bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Cách tốt nhất nên ăn vải sau bửa cơm 30 phút, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng. Tránh ăn lúc đói, nhưng có thể ăn thêm vào bửa tối ( để đề phòng hạ đường máu).
            -Không ăn khi mắc bệnh đái tháo đường, nhất là phụ nữ mang thai mắc bệnh này . Trong quả tươi chứa hàm lượng đường cao nên khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn các tinh bột dẫn đến tình trạng hạ đường huyết . Trong điều kiện đó gan sẽ không chuyển hóa hết được Fructose, lúc đó có thể lượng đường trong máu sẽ tăng bất thường.
            -Không ăn khi cơ thể nhiệt, mắc bệnh có đờm, vì vải là loại quả có tính nóng. Những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, đang bị thủy đậu, rôm sảy, chắp lẹo mắt… cũng nên hạn chế   ăn trái vải.
            -Không ăn quá 10 quả/ lần vì ăn nhiều sẽ khiến gan sinh hóa, đau rát lưỡi họng, có thể dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt hay chân tay mỏi rã rời…
            -Đối với trẻ em chỉ ăn 3-4 quả/ lần, có thể cắt nhỏ cùi vải cho trẻ ăn để tránh hóc. Khi trẻ ăn cần có sự theo dõi chặt chẽ của người lớn vì đã có nhiều trường hợp trẻ hóc hạt vải.
            -Nên ăn lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải . Khi bóc quả vải ta thấy một lớp màng trắng  có vị hơi chát . Những phần này đều có tác dụng phòng tránh sinh hỏa.
            Xử lý khi bị ngộ độc:
            Nếu ta ăn nhiều vải cùng một lúc thì một lượng lớn đường Glucose vào máu , vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulin tăng lên để hạ  nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi triệu chứng “ say vải”. Khi gặp triệu chứng này nên uống một lý nước đường, sẽ giúp cải thiện tình hình .
            Để phòng trừ ngộ độc trước khi ăn nên ngâm vải vào nước muối  loãng hoặc có thể uống chút nước muối , trà thảo mộc lạnh, canh bí đao…
                                                                                                            Vy Phát
                                                                                                ( Theo sức khỏe cộng đồng)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

vedeoclip