Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015
Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015
HOA TẾT
Có thể nói mọi người trên thế giới này đều yêu hoa, bởi hoa biểu
đạt được ý tưởng và lẽ sống của con người. Hoa giúp cho con người vơi đi sự đau
buồn, lạnh lẽo cô đon. Vì thế trong những ngày Tết, không nhà nào là không có một nhành hoa
đào, hoa mai, hoa lan, hoa huệ, hoặc một lọ hoa rực rõ nào đó đặt trên bàn thờ
tổ tiên, làm tăng không khí thiêng liêng cho ngày Tết.
Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi (
1380-1422) xa lánh triều quan xa lánh cõi đời, danh lợi nhiều nhưng “ nhặng
xanh đầy vết”. Ông về sống nơi núi rừng Côn Sơn, với hang động, chùa chiền và
cỏ cây hoa, lá … Cuốn “ Quốc âm thi tập” của nguyễn Trãi gồm 254 bài thơ, đầy ắp thiên nhiên, mây,
hoa, trăng, gió, tùng, trúc, cúc, mai…Nguyễn Trãi chẳng còn biết thời gian , “
thấy nguyệt tròn thì kể tháng”, “ nhìn hoa nở mới hay Xuân”. Đêm khuya vắng, mặt
trăng hiện lên trước hiên nhà, có trồng bờ trúc nhà thơ viết: “ Đêm thanh
nguyệt hiện ngoài hiên trúc” ông cảm thấy trăng như người bạn đến thăm, khiến
tâm hồn nhà thơ sảng khoái, cho quên đi bao nỗi phiền muộn, ưu tư.
Nguyễn Trãi cho hoa cúc là một loài
hoa mộc mạc, đơn sơ nhưng lại có vẻ đẹp thanh cao, là biểu tượng của cuộc sống
ẩn dật mà ông yêu thích. Cũng như nhà thơ Đào Tiềm, một danh sĩ ẩn dật thời nhà
Tấn – Trung Quốc, cuối thế kỷ thứ III , Đào Tiềm cho rằng cúc có thể so sánh
với đạo đức của người quân tử. Cúc là giống cây dễ trồng và không tốn công sức
vun tưới , cũng như tính con người vốn giản dị và lương thiện, cúc đến mùa Thu
thì trổ hoa, hình sắc tươi đẹp. Đến mùa đông sương giá thì nhiều loại hoa đều
phai tàn, chỉ có cúc vẫn hiên ngang trong giá lạnh. Đại thi hào Nguyễn Du đã
miêu tả trong đoạn “ Hoạn Thư bắt Thúy
kiều gảy đàn”.
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài, ngày ngắn Đông đà sang xuân
Rõ ràng chỉ qua hai câu thơ, Nguyễn Du
đã dùng các loại hoa thích hợp để diễn
tả tâm trạng buồn tủi của Thúy Kiều suốt
trong bốn mùa Xuân- Hạ- Thu Đông.
Nhà thơ Lý Bạch ở Trung quốc thì cho
rằng hoa mẫu đơn là hoa phú quý, tuy phú quý, giàu sang nhưng khó gần, vì thế hoa
mẫu đơn thường được trồng ở chùa chiền, miếu mạo để nhờ đức Phật kềm chế tính
kiêu ngạo .
Thi hào Nguyễn Trãi cho hoa sen là
loại hoa quân tử . Ông rất yêu hoa sen vì hoa sen mọc từ vùng đất dơ bẩn, hôi
tanh nhưng phẩm chất rất tinh khiết, trong sạch . Sen lại có vẻ đẹp trong sạch
thanh khiết hiên ngang, vì có thân mọc thẳng không nhánh, không cành, còn hương
thơm thì thanh khiết, lan tỏa. Trong cõi phật hoa sen tượng trưng cho tinh thần vô nhiễm, bởi hoa sen “gần bùn mà
chẳng hôi tanh mùi bùn”. Ngày nay hoa sen được vô số nhân dan Việt Nam bình chọn là “ Quốc hoa” thật đúng với giá trị và phẩm chất cao thượng
của hoa sen.
Người xưa cho các loài cây như tùng, trúc, cúc, mai… có phẩm
chất tốt đẹp có thể đem so sánh vói nhân
cách đạo đức của con người, ví như tùng có thể chịu đựng được sương tuyết, nên sống thọ,
bền lâu. Trúc tao nhã, cứng rắn, cúc có vẻ đẹp bình dị gần gũi với khách văn
chương …
Ngày nay, người ta cho rằng mỗi loài
hoa đều có ngôn ngữ riêng, mà con người khó có thể diến tả bằng ngôn ngữ một
cách trọn vẹn, bởi các loài hoa không những
mang đến hương sắc cho bốn mùa, mà còn mang đến cho con người những ý
tưởng khác nhau của mỗi loài hoa, đó là
sự hướng tới cái đẹp , tôn vinh cái đẹp của con người.
Nhiều quốc gia trên thế giới chọn hoa
hồng làm biểu tượng của tình yêu, sắc đẹp, nhưng mỗi loại hoa hồng có ý nghĩa
khác nhau : Hoa hồng trắng tượng trưng cho mối tình trinh bạch, hoa hồng đỏ
tượng trưng cho tình yêu cháy bỏng nồng thắm …
Mỗi năm cứ đế ngày giáp Tết hoa đào
Nhật Tân, hoa lan Hạc đính, hoa địa lan cùng với rất nhiều loài hoa khác được bày bán ở các hội chợ hoa xuân và ở hầu hết các Tỉnh thành cả nước. Có người kể rằng hoa lan xuất xứ từ
Trung Quốc, hương sắc của nó rất đặc biệt
nên được tôn vinh làm Quốc hoa của Trung Quốc, lá địa lan xanh quanh
năm vóc dáng tuấn nhã lại có khí- sắc –
thần- vận riêng, nên lan là hình tượng đẹp đẽ cao sang và quân tử. Các thi sĩ
gọi các bài thơ văn hay là “ Lan chương” , tìm được bạn hiền là “ Lan giao”,
gặp được khách quý là “ Lan khách”. Chả thế mà Mạc Đĩnh Chi một trí thức lớn
được cử đi sứ bên Tàu. Vì quá yêu hoa lan nên Mạc đĩnh Chi bắt tùy tùng giấu
giống hoa lan đem về, khi tới Ải Nam Quan, người Tàu biết được giữ lại và luận
tội “xâm hại Quốc hoa” của người Trung Quốc . Sau vì nghe được mấy bài ngâm
vịnh về lan của Mạc Đĩnh Chi hay quá, họ
phục tài đành phải cho đem về trồng tại Thăng Long.
Bước vào mùa Xuân Ất Mùi, chúng ta
không quên đặt trong nhà bình hoa, chậu cảnh
với những nhành hoa mà mình yêu thích nhất , góp phần làm cho ngày Tết
vui tươi, hạnh phúc.
Vy
Phát
(st)
NHỮNG BÀI THƠ CHÚC TẾT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chủ
tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người còn là một nhà thơ
lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rất
nhiều thơ.
Bên
cạnh tập “Nhật ký trong tù” và nhiều bài thơ khác của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Người còn để lại cho chúng ta những bài thơ chúc Tết với biết bao
tình cảm ấm áp thương yêu.
Đã từ lâu, lặng đi trong thời khắc giao thừa để lắng nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ đã trở thành tục lệ của đồng bào ta. Từ các cụ già râu tóc bạc phơ đến bầy em nhỏ, tất cả đều cảm thấy lòng lắng dịu khi nghe giọng nói ấm áp, thiết tha của Người đọc thơ chúc Tết. Và cả khi Người không còn nữa, Tết đến mọi nhà vẫn ước mong:
Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015
MÙA XUÂN NÀY NHỚ BÁC
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI VÌ
NƯỚC, VÌ DÂN
Mùa Xuân 2015 đã đến với chúng ta
trong sắc Xuân đằm thắm. Có thể nói đây là một mùa Xuân đặc biệt, cả nước kỷ
niệm 85 năm ngày Thành lập Đảng và Người sáng lập ra Đảng - Chủ Tịch Hồ Chí
Minh 125 tuổi. Cũng đúng vào mùa Xuân 2015 này, 125 năm trước, non sông ta, đất
nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch và chính Người đã cùng với Đảng của mình, với
nhân dân anh hùng của mình, giành lại nền độc lập dân tộc, làm rạng rỡ nhân dân
ta, cho non sông đất nước ta.
85 năm trước, năm 1930 khi ngồi giữa
các đồng chí của mình trong Hội nghị
Thành lập Đảng ở Cửu Long, lúc đó Bác của chúng ta vừa tròng 40 tuổi .
“ Bác về kia! Đảng đã ra đời
Trải mấy phong trần tuổi bốn mươi
Tay Bác cầm tay đồng chí trẻ
Tiến lên! Thời đại giục chân Người”
Tố
Hữu
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN MANG THÍT NĂM 2014
Hoạt động Thư viện là một hoạt động rất quan trọng
trong sự nghiệp văn hóa, Thư viện góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực
bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và đáp ứng nhu cầu tìm tin của nhân dân. Thư
viện còn là cơ quan thông tin, giải trí, văn hóa giáo dục ngoài nhà trường.Thư
viện có nhiệm vụ phục vụ và tuyên truyền đường lối chính sách của đảng và Nhà
nước. Trong những năm gần đây hoạt động Thư viện đã được nhiều ngành, nhiều cấp
quan tâm đầu tư xây dựng, củng cố nên ngày càng phát triển. Thư viện đã phát
huy làm tốt vai trò của mình trong đời sống xã hội.
ĐẢNG LÀ MÙA XUÂN DÂN TỘC
Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, mở ra một bước ngoặt lịch sử cho
Cách mạng Việt Nam.
Hội nghị thành lập Đảng được tiến hành ở Cửu Long( Hương Cảng, Trung Quốc) dưới
sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết nối sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lê
Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Có một sự
trùng hợp ngẫu nhiên như được lịch sử và đất trời sắp đặt là Ngày Thành lập Đảng
ta cũng là ngày khởi đầu của một mùa Xuân . Điều đó cũng đồng nghĩa Đảng ta là
mùa Xuân của dân tộc.
GIỚI THIỆU SÁCH MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN 2015
Lịch sử biên
niên Đảng Cộng sản Việt Nam / Viện
Lịch sử Đảng.- H. : Chính trị Quốc gia, 2008.- 1115 tr.; 21 cm.
T.2 : Đảng lãnh đạo sự nghiệp đấu
tranh giành chính quyền và thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (
1930-1945).
Tiếp theo cuốn Lịch sử biên niên Đảng
Cộng sản tập 1- Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và các tổ chức tiền thân của
Đảng Cộng sản Việt Nam
( 1911- 1929). Trong tập 2 phản ánh quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam,
Đảng cộng sản Đông Dương đấu tranh giành chính quyền. Đó là quá trình Đảng ta
từng bước xây dựng, bổ sung và hoàn
chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng
phát họa những nét cơ bản về đường lối
cách mạng Việt Nam đến Nghị Quyết Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng
5 năm 1941 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đó cũng đồng thời là
quá trình Đảng ta lãnh đạo các cao trào
cách mạng 1930-1931 với đỉnh điểm là Xô Viết Nghệ Tĩnh, quá trình Đảng lãnh đạo
đấu tranh phục hồi tổ chức Đảng và lực
lượng cách mạng 1932-1935 tiến tới Đại
hội lần thứ I của Đảng, cao trào dân chủ 1936-1939 và cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc
1939-1945 với thắng lợi rực rỡ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
THƠ: HOA XUÂN
Thơ
Mùa Đông đã qua
Mùa Xuân đang đến
Hương Xuân dìu dịu
Lan tỏa khắp nơi
Hoa nở khắp trời
Tỏa hương thơm ngát
Hoa hồng tươi thắm
Khoe sắc kiêu kỳ
Hương tỏa sớm mai
Dập dìu bướm lượn
Hoa sen ngào ngạt
Tỏa ngát đất trời
Tự hào vinh danh
Quốc hoa Tổ quốc
Mai vàng khoe sắc
Lộc biếc đâm chồi
Vạn thọ vàng tươi
Mong nhiều may mắn
Cành đào xinh xắn
E ấp nụ hồng
Nhành lan trắng trong
Rung rinh trong gió
Xuân đã về đó
Én liện khắp nơi
Báo hiệu tin vui
Đất trời mở hội./.
THANH HIỀN
TẾT CỔ TRUYỀN VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA VIỆT
Tết cổ truyền hay còn gọi là tết Nguyên Đán là Tết lớn
nhất của dân tộc Việt Nam
từ ngàn xưa đến nay, là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Tết Nguyên
Đán Việt Nam từ buổi khai thiêng lập địa đã tiềm tàng những giá trị nhân văn,
thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên , vũ trụ qua bốn mùa Xuân-
Hạ- Thu- Đông….
Từ thuở vua Hùng đã có Tết. Ngày Hội
cơm mới xưa khi Lang Liêu dâng vua cha tấm bánh Chưng xanh đặt nền móng cho một
phong tục đẹp. Chiếc bánh Chưng xanh tượng trưng cho sức sống của đất. Khi bóc
bánh ra ta thấy cả tình người, thấy bao công lao tảo tần xới đất, lật cỏ cùng
đôi bàn tay khéo léo. Chiếc bánh truyền đời truyền cả những tấm lòng thơm thảo
, hiếu để mang bản chất tâm hồn người Việt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)