CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI VÌ
NƯỚC, VÌ DÂN
Mùa Xuân 2015 đã đến với chúng ta
trong sắc Xuân đằm thắm. Có thể nói đây là một mùa Xuân đặc biệt, cả nước kỷ
niệm 85 năm ngày Thành lập Đảng và Người sáng lập ra Đảng - Chủ Tịch Hồ Chí
Minh 125 tuổi. Cũng đúng vào mùa Xuân 2015 này, 125 năm trước, non sông ta, đất
nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch và chính Người đã cùng với Đảng của mình, với
nhân dân anh hùng của mình, giành lại nền độc lập dân tộc, làm rạng rỡ nhân dân
ta, cho non sông đất nước ta.
85 năm trước, năm 1930 khi ngồi giữa
các đồng chí của mình trong Hội nghị
Thành lập Đảng ở Cửu Long, lúc đó Bác của chúng ta vừa tròng 40 tuổi .
“ Bác về kia! Đảng đã ra đời
Trải mấy phong trần tuổi bốn mươi
Tay Bác cầm tay đồng chí trẻ
Tiến lên! Thời đại giục chân Người”
Gần một thế kỷ đã qua, hay chính xác
hơn của lịch sử thì đúng 104 năm trước, năm 1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu
nước. Ngày 5-6 năm ấy, giữa bến cảng Nhà Rồng tấp nập, Con tàu Đô đốc La-tút-sơ-Trê-vin
kéo 4 hồi còi dài, rồi từ từ quay mũi rời bến cảng đem theo một người thanh niên
Việt Nam yêu nước 21 tuổi. Lúc đó chưa
ai biết đó chính là giờ phút lịch sử của đất nước, và cũng chính là giờ phút người thanh niên yêu nước ấy bắt
đầu bước vào một cuộc đời đấu tranh gian khổ
tìm đường cho dân tộc.
Trên những con tàu viễn dương lênh đênh
trên mặt biển, anh Ba đã phải dậy từ 4 giờ sáng, cọ rửa gian bếp lớn trên tàu,
sau đó nhóm lò khuân than, kéo những sọt rau, quả, thịt, cá, nước đá từ dưới hầm tàu lên. Có lần sóng lớn trùm lên
boong tàu, súyt xô anh xuống biển, nếu
anh không may mắn bám được một sợi dây cáp trên tàu. Nhà bếp phải nấu ăn cho
hàng mấy trăm người, gồm thủy thủ đoàn và hành khách. Sau mỗi ngày làm việc
người anh phủ đầy bụi than và mệt mỏi. Nhưng tối đến khi những người khác đánh bài
thì anh học thêm tiếng Pháp với các thủy
thủ. Cách học ngoại ngữ của anh Ba lúc đó là viết một vài chữ lên cánh tay, để
lúc nào cũng có thể nhìn thấy, vừa làm vừa học đến tối thuộc rồi thì rửa đi.
Ngày mai lại tiếp tục học như thế.
Mấy tháng liền trong hai cuộc viễn
dương gần như vòng quanh thế giới, qua Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, biển Ả Rập,
Hồng Hải, Địa Trung Hải, và đặt chân đến hai lục địa mới Châu Phi và Châu Mỹ.
Trước khi đi có người nhìn dáng mảnh dẻ của anh liền bảo:
-
Đi Châu phi, sóng
lớn, khí hậu nóng sẽ khổ đấy!
Nhưng anh Ba cương quyết :
-
Tôi còn trẻ, tôi
chịu được khổ. Nước tôi có câu nói “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Thế rồi anh Ba theo con tàu đi Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha, An Giê ri, Tuy Ni Đi và tới tận những cưả bể đông Châu Phi cho đến
Công Gô. rồi anh Ba đặt chân lên đất Mỹ. Trong cuốn Niên giám của khách
sạn Omni Parker House tại Boston, miền Đông bắc nước Mỹ có ghi như sau: “ Lịch
sử của khách sạn không chỉ biết đến bởi các vị
khách của khách sạn, mà còn bởi các nhân viên của khách sạn như Hồ Chí Minh
– người lãnh đạo các mạng Việt Nam, đã từng làm việc ở nhà bếp của khách sạn
năm 1913”
Một thế kỷ trôi qua nhưng người ta vẫn còn giữ
nguyên chiếc bàn gỗ dài để làm bánh, chiếc thùng nhào bột, chiếc lò và những
cái vỉ nướng bánh . Người ta tự hào giới thiệu:
-
Đây là nơi làm
việc của ông Hồ Chí Minh. Ông đã làm bánh và phụ giúp đầu bếp nấu những món ăn
Pháp … Còn bây giờ thì ông là Chủ Tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”
Rồi những ngày ở nước Anh, xứ sở sương mù. Với những
bộ quần áo Phong phanh, anh Ba đã làm thợ xúc tuyết trong một trường học, rồi
làm thợ đốt lò. Công việc vất vả, lương ít, nhưng anh vẫn dành tiền đi học tiếng Anh . Không đủ sức khỏe để làm
những công việc nặng nhọc ấy, mấy tháng sau anh lại may mắn được làm phụ bếp
cho khách sạn Các- ton trên đường phố Hây-ma-két . Đây là một khách sạn lớn do
ông vua đầu bếp Ét-cốp-phi-e nổi tiếng, điều khiển nhà bếp. Ông có thể nấu được
hàng ngàn món ăn, đã từng được thưởng huân chương danh dự và Hoàng gia Anh vẫn thường mời ông điều khiển những bửa tiệc
lớn.
Ở khách sạn này lúc đầu người ta giao cho anh Ba thu
dọn bát đĩa, đồ đạc. Anh đã chọn một cái
xô sạch sẽ để đựng thức ăn thừa riêng ra. Và việc làm đó khiến ông Ét – Cốp-
phi –e để mắt tới, ông gọi anh lại và hỏi:
-
Tại sao anh không
quẳng những thức ăn thừa vào thùng như người khác?
Anh Ba lễ phép trả lời:
-Thưa ông . Không nên vứt đi ông có thể cho người
nghèo những thứ này …
Ét-cốp-phi-e gật đầu tỏ vẻ bằng lòng. Rồi ông nói:
-Anh bạn trẻ tuổi ! tạm thời anh hãy gác những ý nghĩ làm “Cách mạng” của anh
lại . Ta sẽ dạy cho cácha làm bánh và con sẽ có nhiều tiền!
Lòng nhân ái của Hồ Chí Minh đã có khi Người còn là
một lao động vừa kiếm sống vừa hoạt động
cách mạng. Ít ngày sau, ông Ét-cốp-phi-e chuyển anh Ba vào chỗ làm bánh, với số
lương cao. Thế là anh giành tiền để đi học tiếng Anh với một giáo sư người Ý .
Năm 1917 anh Ba trở lại Paris, trưởng thành trong phong
trào đấu tranh của lao động Pháp và lịch sử thật là kỳ diệu, ở đây anh đã trở
thành Nguyễn Ái Quốc, thành một trong những người thành lập Đảng Cộng sản Pháp,
đất nước của bọn cầm quyền đang cai trị nước anh.
Năm 1923 anh Nguyễn đến với đất nước
của Lê Nin, đến với người đã thêm 3 chữ “Các dân tộc” vào khẩu hiệu của Quốc tế Cộng sản “ Giai cấp
vô sản và các dân tộc trên thế giới đoàn
kết lại”. Cuối năm 1924 anh Nguyễn từ Nga về Quảng Châu, rồi năm 1927 lại trở
qua một cuộc hành trình gian khổ qua sa mạc Gô Bi trở lại đất nước Xô Viết. Đầu
năm 1928 anh Nguyễn qua Đức, rồi Thụy Sĩ, qua Ý, rồi lại từ Ý xuống tàu thủy Nhật Bản đi Thái Lan. Cuối năm
1929, nhận được liên lạc của Quốc tế Cộng sản , anh đã trở về Cửu Long tổ chức
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (1)
30 năm cho một cuộc tìm đường gian khổ,
một án tử hình vắng mặt , hai lần bị ở tù, có lần 14 tháng bị giải đi mấy chục nhà ngục, bụng đói chân bị cùm, răng
rụng, ghẻ lở đầy người “ Ở tù năm trọn thân vô tội/ Hòa lệ thành thơ tả nỗi
này” . Nhưng cái khổ nhất của anh không phải là bị đói rét giam cầm … mà là
không sớm được trở về Tổ quốc trong khi thời cuộc lại rất cần mình. Bên cạnh
nỗi đau vì nước vì dân Bác còn có những nỗi đau riêng:
“ Cha đã đi đày, đau nỗi riêng
Còn nghe tiếng gọi nặng dây xiềng
Mẹ nằm dưới đất hay chăng hỡi
Xin sáng lòng con ngọn lửa thiêng !”
Tố
Hữu
Chủ Tịch Hồ Chí minh không chỉ là người tìm đường. Bác
còn là người dẫn đường, người lãnh đạo chúng ta đến thắng lợi cuối cùng, người
đã cùng với nhân dân anh hùng của mình, làm nên một thời đại vẻ vang – thời đại
Hồ Chí Minh.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh là người đã vượt
qua tầm vóc dân tộc để trở thành tầm vóc
của nhân loại. Tên tuổi của Người được cả thế giới biết đến và trân trọng.
Ngài Rô - mét Chan -đra Chủ tịch Hội
đồng Hòa bình thế giới đã viết:
“ Những người yêu nhân dân mình như
Chủ Tịch Hồ Chí Minh không bao giờ chết,
Bất cứ nơi nào nhân dân chiến đấu cho độc lập và tự do , ở đó có Hồ Chí Minh và
ngọn cờ của Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu nhân dân chiến đấu cho hòa Bình
và công lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ của Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ
đâu nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ
Chí Minh và ngọn cờ của Hồ Chí Minh bay cao… Ngày hôm nay chúng ta có một bài
ca mới “ Việt Nam- Hồ Chí Minh- và thế giới- thế giới Việt Nam- Hồ Chí Minh”
(2)
Cũng không chỉ có nhân dân Việt nam
chúng ta học tập Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chính Minh mà nhiều người trên thế giới cũng học tập Di chúc của Bác Hồ: “ Đã bao lần tôi
đọc đi đọc lại từng câu từng chữ Di chúc của Người. Tôi cũng đã nhiều lần trong
nhiều năm, đọc về tất cả những gì có liên quan đến Người. Mỗi một lời nói của
Người trong Di chúc đều mang một kích
thước vô biên… Chính là Người đã chiến thắng ! Chính là Người giờ đây đã đi
khắp cả hai miền Nam Bắc, Chính là Người giờ đây đi thăm bầu bạn khắp năm châu
với niềm vui trong chiến thắng của Người ( Phê- li-xi-an Ô-lô-van), một bác sĩ
Tây ban Nha”. (3)
“ Bây giờ chúng ta hãy nhớ lại lời Di
chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh , Nguời đã nói rõ tầm quan trọng của “ Hòa bình,
đoàn kết, độc lập và dân chủ” trong câu
cuối cùng. Chúng tôi đã nghiên cứu một cách sâu sắc lời Di chúc này, và cố gắng
thực hiện tinh thần đó trong phong trào
hòa bình Nhật Bản…” ( M Ha-xê-Ga-Oa, Chủ tịch ủy ban Hòa bình Nhật Bản) (4)
Có Người nói, ở một vài nước khác,
người ta gọi lãnh tụ của mình là người cầm laý vĩ đại, hoặc là lãnh tụ tối cao,
nhưng ở Việt Nam nhân dân và cả nước đều
gọi Chủ Tịch Hồ Chí Minh là Bác. Cái tên gọi triều mến ấy không những nói lên
rằng Người được toàn dân yêu mến, mà
Người còn luôn luôn gần gũi với nhân dân.
Nhà văn Con-tan-ting-Xi-mô-Nốp đã
viết:
“ Khi người ta nói một hoạt động cách
mạng vĩ đại như nói về một người bình thường, thì đó chính là một lời ca ngợi.
Nhìn bề ngoài dung maọ của đồng chí Hồ
Chí Minh, không có chút gì đặc trưng của một quân nhân , mặc dù người đã lãnh
đạo một cuộc đấu tranh vũ trang của nhân
dân mình trong suốt mấy chục năm. Ở Người vừa có dáng vẻ của một trí thức, vừa có dáng
vẻ của một triết gia. Người có tầm hiểu biết cao xa. Vào những năm cuối đời,
Người giống như một ông già nông dân Việt Nam, một con người từ nhân dân mà ra
cũng hệt như những người khác xung quanh mình, song đó là một ông già thông
thái nhất, kiên nghị nhất, bất khuất nhất.
Khi đọc “ Nhật ký trong tù” của đồng
chí Hồ Chí Minh, bạn sẽ sửng sốt không chỉ sự tự chủ của Người, sự điềm tĩnh
trước hiểm nguy, trước cái chết, mà bạn sẽ sửng sốt trước cái điều là tất cả
những hiểm nguy, cái chết đó cộng lại cũng không phút giây nào có thể xóa bỏ được trong người tình yêu đối
với cuộc sống , với thiên nhiên, với con người”.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta- một cuộc
đời vì nước, vì dân sẽ sống mãi trong
lòng dân tộc, như màu xuân đất nước!.
( 1) Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài/ Trung
tâm Unessco Hà Nội, 2001.
( 2)
(3) (4) (5) Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh.- NXB Thanh Niên, 2007
THANH HIỀN
(st&
bs)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét