Tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam
03/06/2016 08:35:00 (GMT + 7)
Sáng ngày 02.6.2016, tại thành phố Đà Lạt, hơn 400 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao, các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng và đại diện Ban Quản lý Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF-VN) tài trợ đã tham dự Hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức
Hệ thống thư viện công cộng đã khởi sắc
Qua các tham luận, ý kiến phát biểu hội nghị đã thấy được toàn cảnh bức tranh các hoạt động của thư viện công cộng Việt Nam trong vòng 5 năm qua trên các bình diện khác nhau và việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong lĩnh vực thư viện giai đoạn 2011-2015.
Nét khởi sắc đáng khích lệ là: Các thư viện đã phát huy sự năng động, chủ động trong công việc của mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra. Từ thư viện quốc gia, các thư viện tỉnh, thành phố, đến các thư viện cơ sở, thư viện tư nhân… tất cả đều đã triển khai được nhiều hoạt động để góp phần thoả mãn nhu cầu sử dụng sách báo của người dân, góp phần phát triển văn hoá đọc lên một mức độ cao hơn.
Vốn tài liệu tăng trưởng, đạt 37.961.114 bản sách. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được phát triển đồng bộ với sự đầu tư của Nhà nước và sự hỗ trợ từ Dự án BMGF-VN. Toàn hệ thống thư viện công cộng có hơn 9.700 máy tính. Nhiều thư viện đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực tổ chức các dịch vụ mới, đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu sách nhằm thu hút các tầng lớp dân cư đến sử dụng thư viện.
Trong 5 năm qua, 11 thư viện cấp tỉnh được xây dựng mới, được nâng cấp trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Một số thư viện đã được cấp kinh phí xây dựng và trang thiết bị với vài trăm tỷ đồng. Nhiều thư viện tỉnh/thành trong đó phải kể đến các tỉnh miền núi đã tích cực đẩy mạnh luân chuyển sách đến miền núi, nông thôn vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho người dân được sử dụng sách báo. Một số thư viện đã đạt được số lượt sách luân chuyển trên một triệu lượt/năm, tiêu biểu là Thư viện Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Thành phổ Hồ Chí Minh...
Trong thời gian qua, ngành Thư viện đã thực sự cố gắng vươn lên thể hiện vai trò, vị thế của mình trong xã hội, qua đó đã tạo dựng được lòng tin, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ của nhân dân. Đôi ngũ cán bộ thư viện nhìn chung tâm huyết, gắn bó với nghề. Đó là một trong những yếu tố khiến cho hoạt động thư viện công cộng đã đạt được những kết quả.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động thư viện công cộng
Tại Hội nghị, một số những khó khăn của các địa phương đã được các đại biểu đặt ra và đề nghị cần phải tìm các giải pháp cụ thể để tháo gỡ. Đó là: Bằng các biện pháp khác nhau, tiếp tục phải nâng cao nhận thức của xã hội, chính quyền địa phương và các ngành các cấp về vai trò chức năng và tác dụng của thư viện. Đã đến lúc Chính phủ và toàn xã hội cần phải quan niệm rằng: Đầu tư cho thư viện là đầu tư cho phát triển; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, củng cố, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện; phát triển và duy trì thư viện ở cơ sở; đảm bảo về mặt chính sách, nâng cao đời sống cho cán bộ thư viện; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện. Ngoài ra, để phát triển hệ thống thư viện công cộng đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phát huy tâm huyết, trí tuệ của toàn ngành.
Qua các tham luận, ý kiến phát biểu hội nghị đã thấy được toàn cảnh bức tranh các hoạt động của thư viện công cộng Việt Nam trong vòng 5 năm qua trên các bình diện khác nhau và việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong lĩnh vực thư viện giai đoạn 2011-2015.
Nét khởi sắc đáng khích lệ là: Các thư viện đã phát huy sự năng động, chủ động trong công việc của mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra. Từ thư viện quốc gia, các thư viện tỉnh, thành phố, đến các thư viện cơ sở, thư viện tư nhân… tất cả đều đã triển khai được nhiều hoạt động để góp phần thoả mãn nhu cầu sử dụng sách báo của người dân, góp phần phát triển văn hoá đọc lên một mức độ cao hơn.
Vốn tài liệu tăng trưởng, đạt 37.961.114 bản sách. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được phát triển đồng bộ với sự đầu tư của Nhà nước và sự hỗ trợ từ Dự án BMGF-VN. Toàn hệ thống thư viện công cộng có hơn 9.700 máy tính. Nhiều thư viện đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực tổ chức các dịch vụ mới, đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu sách nhằm thu hút các tầng lớp dân cư đến sử dụng thư viện.
Trong 5 năm qua, 11 thư viện cấp tỉnh được xây dựng mới, được nâng cấp trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Một số thư viện đã được cấp kinh phí xây dựng và trang thiết bị với vài trăm tỷ đồng. Nhiều thư viện tỉnh/thành trong đó phải kể đến các tỉnh miền núi đã tích cực đẩy mạnh luân chuyển sách đến miền núi, nông thôn vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho người dân được sử dụng sách báo. Một số thư viện đã đạt được số lượt sách luân chuyển trên một triệu lượt/năm, tiêu biểu là Thư viện Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Thành phổ Hồ Chí Minh...
Trong thời gian qua, ngành Thư viện đã thực sự cố gắng vươn lên thể hiện vai trò, vị thế của mình trong xã hội, qua đó đã tạo dựng được lòng tin, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ của nhân dân. Đôi ngũ cán bộ thư viện nhìn chung tâm huyết, gắn bó với nghề. Đó là một trong những yếu tố khiến cho hoạt động thư viện công cộng đã đạt được những kết quả.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động thư viện công cộng
Tại Hội nghị, một số những khó khăn của các địa phương đã được các đại biểu đặt ra và đề nghị cần phải tìm các giải pháp cụ thể để tháo gỡ. Đó là: Bằng các biện pháp khác nhau, tiếp tục phải nâng cao nhận thức của xã hội, chính quyền địa phương và các ngành các cấp về vai trò chức năng và tác dụng của thư viện. Đã đến lúc Chính phủ và toàn xã hội cần phải quan niệm rằng: Đầu tư cho thư viện là đầu tư cho phát triển; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, củng cố, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện; phát triển và duy trì thư viện ở cơ sở; đảm bảo về mặt chính sách, nâng cao đời sống cho cán bộ thư viện; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện. Ngoài ra, để phát triển hệ thống thư viện công cộng đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phát huy tâm huyết, trí tuệ của toàn ngành.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã nêu ra các nhiệm vụ trong công tác quản lý Nhà nước về thư viện cũng như những nhiệm vụ cụ thể đối với toàn hệ thống thư viện công cộng, cụ thể: Về phía cơ quan trung ương, Vụ Thư viện sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Bộ VHTTDL và Chính phủ về các đề án, giải pháp và chính sách thúc đẩy sự nghiệp thư viện nói chung và hệ thống thư viện công cộng nói riêng phát triển. Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ tập trung xây dựng 2 văn bản quan trọng: Luật thư viện; Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thư viện. Bên cạnh đó Bộ cũng sẽ xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các vấn đề cụ thể như: Thông tư hướng dẫn quy chế hoạt động thư viện công cộng ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã…; triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng (sau khi được phê duyệt) và đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện; xây dựng và triển khai thực hiện: Hình thành Trung tâm số hóa tài liệu cho các tài liệu công cộng, hình thành Trung tâm biên mục tập trung và xây dựng mục lục liên hợp.
Về phía địa phương, các thư viện trong hệ thống cũng sẽ tiếp tục chú trọng đến một số vấn đề như: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện, từng bước chuẩn hóa về mặt nghiệp vụ, đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ trong thư viện nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Duy trì bền vững cơ sở hạ tầng thông tin được tiếp nhận từ dự án “Nâng cao sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng” do Quỹ Gate tài trợ để triển khai một cách rộng rãi hơn công tác tự động hoá và xây dựng thư viện số.
Đồng thời, củng cố phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, mở rộng hoạt động thư viện chi nhánh, thư viện lưu động để tạo điều kiện thuận lợi và sự bình đẳng trong hưởng thụ sách báo cho nhân dân đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, vùng có hoàn cảnh khó khăn. Tạo điều kiện cho văn hóa đọc có thể phát triển rộng khắp.
Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt và nâng cao vị thế của ngành thư viện Việt Nam; đẩy mạnh xã hội hóa để huy động sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước trong việc đầu tư và tạo điều kiện cho thư viện phát triển.
Thông qua Hội nghị, toàn ngành cũng khẳng định quyết tâm phấn đấu để các thư viện công cộng thực sự trở thành một trung tâm thông tin, văn hoá của địa phương có khả năng cung cấp thông tin và tri thức cho người dân trên địa bàn giúp họ có thể thực hiện việc học suốt đời. Và thư viện sẽ thực sự là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, nơi truyền cảm hứng và tạo điều kiện cho mọi người học hỏi, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ đắc lực cho việc nâng cao dân trí, góp phần vào toàn bộ niềm hạnh phúc cũng như môi trường sống và nhận thức của con người; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có kiến thức và khả năng quản lý thư viện hiện đại.
Chủ động thực hiện các nội dung và nhiệm vụ đặt ra trong các đề án được Chính phủ phê duyệt, chương trình phối hợp công tác của Bộ VHTTDL với các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các Bộ, ngành khác.
Nhân dịp này, Bộ VHTTDL cũng công bố các quyết định khen thưởng của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho các đơn vị có thành tích xuất sắc giai đoạn 2011-2015.
CTTĐTVề phía địa phương, các thư viện trong hệ thống cũng sẽ tiếp tục chú trọng đến một số vấn đề như: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện, từng bước chuẩn hóa về mặt nghiệp vụ, đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ trong thư viện nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Duy trì bền vững cơ sở hạ tầng thông tin được tiếp nhận từ dự án “Nâng cao sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng” do Quỹ Gate tài trợ để triển khai một cách rộng rãi hơn công tác tự động hoá và xây dựng thư viện số.
Đồng thời, củng cố phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, mở rộng hoạt động thư viện chi nhánh, thư viện lưu động để tạo điều kiện thuận lợi và sự bình đẳng trong hưởng thụ sách báo cho nhân dân đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, vùng có hoàn cảnh khó khăn. Tạo điều kiện cho văn hóa đọc có thể phát triển rộng khắp.
Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt và nâng cao vị thế của ngành thư viện Việt Nam; đẩy mạnh xã hội hóa để huy động sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước trong việc đầu tư và tạo điều kiện cho thư viện phát triển.
Thông qua Hội nghị, toàn ngành cũng khẳng định quyết tâm phấn đấu để các thư viện công cộng thực sự trở thành một trung tâm thông tin, văn hoá của địa phương có khả năng cung cấp thông tin và tri thức cho người dân trên địa bàn giúp họ có thể thực hiện việc học suốt đời. Và thư viện sẽ thực sự là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, nơi truyền cảm hứng và tạo điều kiện cho mọi người học hỏi, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ đắc lực cho việc nâng cao dân trí, góp phần vào toàn bộ niềm hạnh phúc cũng như môi trường sống và nhận thức của con người; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có kiến thức và khả năng quản lý thư viện hiện đại.
Chủ động thực hiện các nội dung và nhiệm vụ đặt ra trong các đề án được Chính phủ phê duyệt, chương trình phối hợp công tác của Bộ VHTTDL với các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các Bộ, ngành khác.
Nhân dịp này, Bộ VHTTDL cũng công bố các quyết định khen thưởng của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho các đơn vị có thành tích xuất sắc giai đoạn 2011-2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét