Vĩnh Long:
HUYỆN MANG THÍT KHAI THÁC THẾ MẠNH LÀNG NGHÊ
HUYỆN MANG THÍT KHAI THÁC THẾ MẠNH LÀNG NGHÊ
(Mard-29/11/2010): Với 2.012 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp và 6 làng nghề truyền thống, năm 2010 huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long)
tập trung khai thác thế mạnh tạo bước phát triển công nghiệp nông thôn và đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 dự kiến đạt trên 789 tỷ đồng, tăng
hơn 18% so với năm 2009, trong đó tăng trưởng mạnh là giá trị sản xuất ngành
gạch ngói tăng 29,3%, các ngành chế biến thủy sản, đan đát hàng thủ công mỹ nghệ
tăng 9,5%.
Huyện Mang Thít đã quy hoạch 6 tuyến sản xuất gạch ngói, gốm đỏ, qua đó hình thành làng nghề trải dài địa bàn các xã ven sông Cổ Chiên gồm Nhơn Phú, Hòa Tịnh, Mỹ An, Mỹ Phước…với giá trị từ sản xuất gạch ngói, gốm đỏ chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Huyện khuyến khích phát triển các ngành xay xát lương thực, chế biến thực phẩm, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu tải trọng từ 500 - 1.000 tấn/ chiếc, tổ chức mô hình hợp tác sản xuất để củng cố các làng nghề truyền thống như làng nghề chằm lá ở xã Long Mỹ, làng nghề đan đát ở xã Hòa Tịnh, làng nghề dệt chiếu thảm ở xã Tân Long Hội, làng nghề đan thảm lục bình ở xã Chánh Tịnh, An Phước...
Huyện quy hoạch 2 cụm công nghiệp tại xã Chánh Hội với tổng diện tích 46,5 ha, ư u tiên thu hút những dự án đầu tư lựa chọn những ngành nghề sử dụng công nghệ sạch, tiên tiến ít gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển ngành nghề, thực hiện miễn, giảm thu thuế đất đối với các cơ sở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới thành lập, ưu tiên thu hút các ngành nghề mới phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, có thị trường tiêu thụ ổn định, phát triển các ngành cơ khí lắp ráp - sản xuất các loại máy nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất hàng tiêu dùng ,sản xuất vật liệu xây dựng mới, da giày.
Mang Thít còn phân vùng sản xuất tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển làng nghề như quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung quy mô trang trại ở các xã Chánh An, An Phước gắn với các cơ sở chế biến thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thủy sản; vùng chuyên canh màu xã Long Mỹ gắn với phát triển các cơ sở sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm. Huyện triển khai dự án hỗ trợ xúc tiến thương mại, thương hiệu, tư vấn, tổ chức hội làng nghề, tăng cường hỗ trợ triển lãm, đăng ký thương hiệu gốm đỏ, thông tin quảng bá giới thiệu sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hướng đến xuất khẩu.
Nhằm tạo động lực phát triển các làng nghề, Mang Thít tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2010, cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh đầu tư 539,8 tỷ đồng xây dựng đường tỉnh 902, tổng chiều dài 33 km phục vụ vận chuyển hàng hóa tại các làng nghề gạch – gốm huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm. Từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư 32,3 tỷ đồng xây dựng đường ô tô đến trung tâm xã Long Mỹ, huyện huy động sức dân hoàn chỉnh mạng lưới đường ô tô đến trung tâm 13/13 xã, thị trấn tạo điều kiện phát triển lưu thông hàng hóa ở làng nghề, mở rộng mạng lưới điện 3 pha đến các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và xây dựng các cụm, trạm xử lý nước ngầm với quy mô vừa và nhỏ để phục vụ cho sản xuất ở các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Huyện phấn đấu năm 2011 đưa giá trị sản xuất khu vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng 19%/năm, tạo sức bật cho làng nghề truyền thống và góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn./.
Huyện Mang Thít đã quy hoạch 6 tuyến sản xuất gạch ngói, gốm đỏ, qua đó hình thành làng nghề trải dài địa bàn các xã ven sông Cổ Chiên gồm Nhơn Phú, Hòa Tịnh, Mỹ An, Mỹ Phước…với giá trị từ sản xuất gạch ngói, gốm đỏ chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Huyện khuyến khích phát triển các ngành xay xát lương thực, chế biến thực phẩm, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu tải trọng từ 500 - 1.000 tấn/ chiếc, tổ chức mô hình hợp tác sản xuất để củng cố các làng nghề truyền thống như làng nghề chằm lá ở xã Long Mỹ, làng nghề đan đát ở xã Hòa Tịnh, làng nghề dệt chiếu thảm ở xã Tân Long Hội, làng nghề đan thảm lục bình ở xã Chánh Tịnh, An Phước...
Huyện quy hoạch 2 cụm công nghiệp tại xã Chánh Hội với tổng diện tích 46,5 ha, ư u tiên thu hút những dự án đầu tư lựa chọn những ngành nghề sử dụng công nghệ sạch, tiên tiến ít gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển ngành nghề, thực hiện miễn, giảm thu thuế đất đối với các cơ sở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới thành lập, ưu tiên thu hút các ngành nghề mới phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, có thị trường tiêu thụ ổn định, phát triển các ngành cơ khí lắp ráp - sản xuất các loại máy nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất hàng tiêu dùng ,sản xuất vật liệu xây dựng mới, da giày.
Mang Thít còn phân vùng sản xuất tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển làng nghề như quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung quy mô trang trại ở các xã Chánh An, An Phước gắn với các cơ sở chế biến thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thủy sản; vùng chuyên canh màu xã Long Mỹ gắn với phát triển các cơ sở sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm. Huyện triển khai dự án hỗ trợ xúc tiến thương mại, thương hiệu, tư vấn, tổ chức hội làng nghề, tăng cường hỗ trợ triển lãm, đăng ký thương hiệu gốm đỏ, thông tin quảng bá giới thiệu sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hướng đến xuất khẩu.
Nhằm tạo động lực phát triển các làng nghề, Mang Thít tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2010, cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh đầu tư 539,8 tỷ đồng xây dựng đường tỉnh 902, tổng chiều dài 33 km phục vụ vận chuyển hàng hóa tại các làng nghề gạch – gốm huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm. Từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư 32,3 tỷ đồng xây dựng đường ô tô đến trung tâm xã Long Mỹ, huyện huy động sức dân hoàn chỉnh mạng lưới đường ô tô đến trung tâm 13/13 xã, thị trấn tạo điều kiện phát triển lưu thông hàng hóa ở làng nghề, mở rộng mạng lưới điện 3 pha đến các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và xây dựng các cụm, trạm xử lý nước ngầm với quy mô vừa và nhỏ để phục vụ cho sản xuất ở các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Huyện phấn đấu năm 2011 đưa giá trị sản xuất khu vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng 19%/năm, tạo sức bật cho làng nghề truyền thống và góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét