Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

MANG THÍT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG

MANG THÍT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG
(PT3 - 28/10/2013)
Năm 2013 được sự hỗ trợ của Trung Tâm Chuyển Giao Công Nghệ & Khuyến Nông (trực thuộc Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam), Trung Tâm Khuyến Nông Vĩnh Long, trạm KN Mang Thít đã triển khai thực hiện dự án “Phát triển sản xuất giống lúa chất lượng” nhằm mục đích khuyến cáo và nhân rộng các giống lúa có năng suất cao và ổn định, phẩm chất tốt, để thích nghi với điều kiện sinh thái trong huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Với mục tiêu đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống tập trung theo từng tiểu vùng sinh thái, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp; Nâng cao dân trí, trình độ sản xuất, giải quyết các vấn đề bức xúc về giống lúa.
                 
Trong quá trình thực hiện dự án, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể ở các địa phương tham gia nên dự án triển khai nhanh, kịp thời vụ, hạn chế được sâu bệnh. Bên cạnh đó, nông dân tham gia dự án nhiệt tình ủng hộ, chịu khó, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên kết quả khá tốt, đáp ứng được yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật của dự án. Dự án còn tạo điều kiện cho cơ sở củng cố và hình thành các tổ nhân giống để đáp ứng nhu cầu giống lúa ở địa phương.

Đây là nội dung Hội thảo tham quan và nhân rộng mô hình “Phát triển sản xuất giống lúa chất lượng” năm 2013 do Trung tâm Khuyến nông VL và Trạm KN Mang Thít triển khai đến bà con nông dân ấp Phước Lộc A, xã Bình Phước, Huyện Mang Thít vào ngày 24/10/2013 vừa qua.
Theo TTKN Dự án “Phát triển sản xuất giống lúa chất lượng” đến nay đã triển khai được năm thứ 3 và đây là năm cuối cùng của dự án.
Năm đầu tiên 2011 dự án cũng triển khai tại huyện Bình Minh, thực hiện từ tháng 7 đến tháng 11 tại xã Đông Thạnh, với 45 hộ tham gia.
Năm 2012 triển khai tại xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân với 45 hộ tham gia. Thời gian từ tháng 2 đến tháng 6. Và năm nay dự án sẽ triển khai tại xã Bình Phước (Mang Thít) vụ Thu Đông.
Cơ quan chủ trì dự án là Trung Tâm Chuyển Giao Công Nghệ & Khuyến Nông (trực thuộc Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam). Trung tâm Khuyến nông VL là đơn vị thực hiện dự án. Dự án nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống tập trung theo từng tiểu vùng sinh thái, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Nâng cao dân trí, trình độ sản xuất, giải quyết các vấn đề bức xúc về giống lúa. Cụ thể:
- Trình diễn mô hình “Phát triển sản xuất giống lúa chất lượng”: quy mô 15 ha, với 45 hộ tham gia.
- Tổ chức lớp huấn luyện đào tạo ngoài mô hình để chuyển giao quy trình “Sản xuất giống lúa chất lượng” cho 160 nông dân sản xuất lúa tại các ấp lân cận trong xã thực hiện mô hình trình diễn
Theo ND khi gieo sạ giống lúa cấp nguyên chủng hoặc xác nhận hạt lúa to hơn, độ thuần cao, lúa ít bị đổ ngã, dể chăm sóc. Vì OM6976 hơi dai theo kinh nghiệm bà con để lúa không dai thì10 ngày trước thu hoạch phun xịt 50cc Tilt hoặc Fuan (theo liều lượng trên bao bì) và 1 gói Atonik xịt trước nửa tháng vừa ngừa đạo ôn cổ bông vừa trị lúa dai.
Báo cáo Trạm KN cho biết toàn huyện đã thành lập 12 CLB sản xuất lúa giống/huyện (trừ thị trấn Cái Nhum). CLB mạnh: Tân Long, Tân Long Hội, Mỹ Phước,... Tuy nhiên, đặc điểm chung của các tổ sản xuất lúa giống là diện tích không tập trung và hoạt động theo thời vụ
So sánh chất lượng của mô hình với sản xuất đại trà thì mô hình sản xuất giống lúa OM 6976 cấp nguyên chủng cho thấy: Tỉ lệ nẩy mầm cao > 90%, nẩy chồi khá, ít sâu bệnh, cứng cây. Lượng giống gieo sạ 100kg/ha, áp dụng sạ hàng trên 90% và xuống giống đồng loạt vào ngày 28-29/7/2013
Bà Trần Kim Rỡ(PP Thông tin – QB) lưu ý 50 % lúa bị lẩn phần lớn do bao bì, sân phơi. Nông dân nên quan tâm để giữ độ thuần của giống. Đối với OM6976 khi lúa cong trái me nên bón từ 2-3 kg urea để rước hạt nếu dư đạm lúa sẽ lốp đổ.
Sau khi nghiên cứu các báo cáo tham luận của ND ông Huỳnh Thanh Bình Phó CT xã Bình Phước cho biết ND nên áp dụng TBKT để giảm chi phí giá thành sản xuất. Trên cùng 1 giống lúa việc sử dụng thuốc chưa đồng nhất dẩn đến giá thành sản xuất khác nhau
Phát biểu tổng kết Bà Huỳnh thị Dương (TP Tổ chức – Hành chánh TTKN) đánh giá mô hình áp dụng tiến bộ kĩ thuật chặt chẻ nên hiệu quả kinh tế rất rỏ nét. ND nên thay đổi tập quán không sử dụng IR50404 trong sản xuất vì chất lượng thấp. Trên cùng 1 cánh đồng nếu sản xuất nhiều giống sẽ không tập trung. Nông dân có kinh nghiệm sản xuất tốt tiến tới thành lập tổ nhân giống tại xã.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

vedeoclip